WEB DEVELOPER - NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN CÓ
Web Developer là một trong những ngành nghề thu hút rất nhiều bạn trẻ đang quan tâm lĩnh vực công nghệ thông tin. Vậy đâu là những kiến thức quan trọng nhất mà một web developer cần phải nắm kỹ trong lòng bàn tay ? Cùng MCI tìm hiểu và thảo luận trong bài viết dưới đây
Nội dung bài viết
Web Developer là một trong những ngành nghề thu hút rất nhiều bạn trẻ đang quan tâm lĩnh vực công nghệ thông tin. Vậy đâu là những kiến thức quan trọng nhất mà một web developer cần phải nắm kỹ trong lòng bàn tay ? Cùng MCI tìm hiểu và thảo luận trong bài viết dưới đây
1. Web Developer là ngành gì ?
Hiện nay Web Developer không còn là một nghề quá mới lạ, tuy nhiên đây lại là nghề có mức lương rất hậu hĩnh. Và không phải tất cả những người làm trong lĩnh vực này đều là dân IT, kể cả những bạn ngoại tộc vẫn có thể trở thành một Web Developer chuyên nghiệp. Đây là một trong những ngành nghề phù hợp với bước tiến của công nghệ thông tin trong xã hội hiện đại ngay nay.
Có thể hiểu Web Developer chính là lập trình viên Website, là người tạo ra những ứng dụng hay các chương trình chạy Web. Công việc của một Web Developer chủ yếu là sử dụng các logic Web trên server để tạo ra HTML, CSS và JavaScript để tạo ra các ứng dụng. Tuy nhiên, tùy theo trình độ của mỗi người sẽ có những cấp bậc khác nhau. Ở mỗi cấp bậc sẽ có những yêu cầu cơ bản từ thấp đến cao. Và bắt đầu trở thành Web Developer bao giờ cũng bằng việc lập trình và viết code đơn giản. Một Website muốn vận hành tốt cần có sự sáng tạo của một lập trình viên chuyên nghiệp.
2. Mức lương của Web Developer
Hiện nay ở Việt Nam, mức lương trung bình của lập trình viên thường nằm trong khoảng 10 – 25 triệu đồng/tháng. Trong đó, với phân khúc front-end thường nhận lương 8 – 13 triệu đồng, còn back-end có lương cao hơn khoảng 11 – 15 triệu đồng.
Nếu nhân viên lập trình web có kinh nghiệm và kiến thức cao hơn, mức lương này có thể tăng lên gấp đôi. Khi thăng tiến tới vị trí quản lý, con số có thể lên tới 30 – 66 triệu đồng/tháng.
Theo một khảo sát về mức lương của ngành Công nghệ thông tin, có thể thấy mức lương của Web Developer dao động từ 5 triệu cho vị trí Fresher và mức lương của Senior cao gấp 10 lần như vậy.
- Lương fresher front end: 5 triệu đồng/tháng
- Lương bậc thấp: 12,6 triệu đồng/tháng
- Lương trung bình: 16,8 triệu đồng/tháng
- Lương bậc cao: 21 triệu đồng/tháng
- Lương cao nhất: 56,3 triệu đồng/tháng
Với những địa điểm khác nhau, con số có sự thay đổi do nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Ví dụ, riêng tại HCM, khoảng lương phổ biến cho vị trí này là 11 – 23 Triệu VNĐ với yêu cầu từ 1-3 năm kinh nghiệm.
3. Những kiến thức cần có của Web Developer.
1. Biết cách sử dụng Git & GitHub
Khi viết code, các web developer có thể sẽ cần phải xem lại đoạn code mình đã làm trước đây. Có một phương pháp đơn giản là dùng tính năng undo/redo của trình biên soạn. Tuy nhiên, bạn có thể bất cẩn ấn nhầm phím khác thay vì redo khiến lịch sử trạng thái lưu lại bị ghi đè hoặc không thể redo hoặc editor không lưu lại lịch sử sau khi đóng. Bên cạnh đó, việc nhiều người cùng làm việc trong dự án đòi hỏi các thành viên phải chia sẻ các thay đổi mình tạo ra với nhau. Việc làm này nhằm đảm bảo mọi người đều đang làm việc trên cùng một phiên bản dự án.
Git ra đời để giải quyết các vấn đề nêu trên. Nó là một hệ thống quản lý phiên bản phân tán phổ được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Nhờ Git, việc quản lý code và làm việc nhóm trở nên đơn giản hơn. Để trở thành một nhà phát triển web, bạn sẽ không thể thiếu kiến thức về Git.
Còn GitHub là cung cấp dịch vụ lưu trữ các dự án được kiểm soát phiên bản bởi Git dựa trên đám mây, có trang chủ tại địa chỉ https://github.com/. Nó hoạt động giống như một mạng xã hội cho lập trình viên. Các lập trình viên có thể clone lại mã nguồn từ một repository và Github chính là một dịch vụ máy chủ repository công cộng, mỗi người có thể tạo tài khoản trên đó để tạo ra các kho chứa của riêng mình để có thể làm việc.
2. Nắm vững kiến thức về HTTP/HTTPS
Có thể bạn đã biết: Tất cả các trình duyệt mà bạn truy cập sẽ thấy tiền tố HTTP hoặc HTTPS được thêm vào sau địa chỉ URL của website đó.
HTTP (tên đầy đủ: Hypertext Transfer Protocol) là giao thức truyền tải siêu văn bản. Nó được sử dụng trong www (World Wide Web) để truyền tải dữ liệu từ dạng văn bản, âm thanh đến hình ảnh giữa Web server đến các trình duyệt Web và ngược lại.
Còn HTTPS (tên đầy đủ: Hypertext Transfer Protocol Secure) là giao thức truyền tải siêu văn bản an toàn. Hiểu đơn giản, đây là giao thức HTTP nhưng tích hợp thêm Chứng chỉ bảo mật TLS/SSL nhằm mã hóa các thông điệp để tăng tính bảo mật cho website.
Đây đều là những kiến thức căn bản mà bất cứ một nhà phát triển web nào cũng cần sở hữu.
3. Hiểu rõ cấu trúc dữ liệu và thuật toán
Hiện nay, các website ngày càng trở nên phức tạp và chứa một lượng dữ liệu ngày càng lớn và đa dạng. Điều này đã dẫn đến sự xuất hiện của 3 vấn đề quan trọng mà mọi nhà lập trình web đều phải đối mặt:
- Tìm kiếm dữ liệu: Sẽ là bất khả thi để có thể thực hiện việc tìm kiếm một dữ liệu bất kỳ trong hàng triệu dữ liệu khác
- Tốc độ bộ vi xử lý: Mặc dù bộ vi xử lý có tốc độ rất cao, nhưng nó cũng có giới hạn. Khi lưu lượng dữ liệu lên tới hàng tỷ bản ghi, tốc độ xử lý cũng sẽ chậm đi đáng kể.
- Đa yêu cầu: Khi hàng nghìn người dùng cùng thực hiện tìm kiếm trên một Web Server, thật khó khăn để có thể xử lý cùng lúc tất cả các yêu cầu đó
Cấu trúc dữ liệu là một giải pháp được sinh ra để xử lý các vấn đề nêu trên. Cấu trúc dữ liệu (Data Structure) là cách tổ chức và lưu trữ dữ liệu nhằm mục đích tối ưu hoá khả năng sử dụng và quản lý.
Thuật toán hay giải thuật (Algorithms) là một tập hợp hữu hạn các lệnh được thực hiện theo một thứ tự đã được xác định trước nhằm mục đích giải quyết một vấn đề nào đó. Để đạt được kết quả mong muốn, bạn cần phải linh hoạt trong việc áp dụng các thuật toán khi lập trình.
4. Kiến thức clean code
Các nhà phát triển web không chỉ viết những dòng code để giao tiếp với máy tính. Họ cũng sử dụng code như công cụ giao tiếp một cách gián tiếp với nhau. Qua đó, các lập trình viên mới hiểu được logic đằng sau đoạn code của đối phương. Trên thực tế, các lập trình viên mới chập chững vào nghề thường chỉ cố gắng viết ra những đoạn code “chạy được”. Họ không hề quan tâm đến vấn đề dễ đọc, dễ hiểu của đoạn code đó.
Đó là lý do khái niệm “Clean code” ra đời. Clean code (hay code “sạch) là thuật ngữ chỉ sự định hướng về cách tư duy để tối ưu code. Nhờ đó, code sẽ trở nên dễ đọc, dễ hiểu và dễ phát hiện lỗi. Đặc biệt, “code sạch” cũng dễ bảo trì hơn và ngôn ngữ lập trình nào cũng có thể áp dụng
5. Tìm hiểu về web API
Để hiểu về API, hãy thử tưởng tượng: Bạn đến một nhà hàng và menu đang ở trước mặt bạn. Nhà bếp là nơi sẽ chuẩn bị những món ăn trong menu mà bạn gọi. Vậy, làm thế nào để yêu cầu của bạn đến được nhà bếp? Và làm sao để nhà hàng đưa được món ăn đến bàn của bạn? Đây chính là lý do cần đến sự xuất hiện của người phục vụ. Người này đóng vai trò như API.
API hay Application Programming Interface là một trung gian đóng vai trò kết nối các ứng dụng và thư viện khác nhau. Nó cho phép các ứng dụng có thể giao tiếp, trao đổi dữ liệu qua lại. Web API là hệ thống API được sử dụng trong các hệ thống website, ví dụ như: Google, Facebook…
Như ở trường hợp tại nhà hàng ở trên, người phục vụ (hay API) sẽ tiếp nhận yêu cầu gọi món của bạn và truyền đạt lại với nhà bếp (hệ thống). Tiếp sau đó, người phục vụ sẽ phản hồi ngược lại cho bạn, bằng cách mang thức ăn sau khi nhà bếp hoàn thành đến tận bàn cho bạn.
Để trở thành Web Developer, bạn không chỉ trau dồi những kiến thức trên mà cần phải học nhiều kiến thức cơ bản về ngôn ngữ lập trình khác. Bên cạnh đó, thường xuyên thực hành sẽ giúp kinh nghiệm được rèn luyện và nâng cao. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn khái niệm phần nào những kiến thức chuyên môn cần phải có của Developer và giúp bạn tự tin lựa chọn lộ trình học tập phù hợp.
Tổng hợp và biên tập
Các khóa học
- Data Engineer Track Specialized
- Combo Data Engineering Professional Hot
- Advanced AWS Cloud Data Engineer Specialized
- AWS Data Engineer for Beginners Specialized
- Combo Python Level 1 & Level 2 Bestseller
- Business Intelligence Track Hot
- Data Science Track Bestseller
- Data Analyst Professional (Data Analyst with Python Track) Bestseller
- RPA UiPath Nâng Cao: Chiến Thuật Automation Cho Chuyên Gia Specialized
- RPA UiPath cho Người Mới Bắt Đầu: Thành Thạo Automation Chỉ Trong 1 Ngày Specialized
- Business Analyst Fast Track Bestseller
- Combo Business Analyst Level 1 & Level 2 Bestseller
- Business Analyst for Beginners Bestseller
Đăng ký tư vấn khóa học
*Vui lòng nhập số điện thoại của bạn
*Vui lòng nhập họ tên của bạn
*Vui lòng chọn giới tính
*Vui lòng chọn 1 trường