Trang chủ>  Blog >  Kiến thức chuyên môn >  Những “bí thuật’’ cho người mới học lập trình

Những “bí thuật’’ cho người mới học lập trình


Trong thế giới của lập trình viên (Developer) họ đều ẩn chứa một cá tính riêng, một phong thái làm việc riêng khi viết code. Bạn sẽ không thể nào thấy được nhiều lập trình viên code giống nhau như đúc 100%. Trong bài viết hôm nay hãy cùng MCI tìm hiểu một vài mẹo vặt cho dân lập trình nhé!

  320 lượt xem

Nội dung bài viết

 

Trong thế giới của lập trình viên (Developer) họ đều ẩn chứa một cá tính riêng, một phong thái làm việc riêng khi viết code. Bạn sẽ không thể nào thấy được nhiều lập trình viên code giống nhau như đúc 100%.

Cũng như việc viết một bài văn vậy, sẽ không ai có thể viết giống bạn y như đúc cho dù là chung một chủ để, vì vậy điều này là bất khả thi. 

 

Nhưng để có thể trở nên chuyên nghiệp và đẳng cấp hơn không một lập trình viên nào lại không biên soạn cho mình một vài “mẹo vặt’’ lập trình. Bất cứ lập trình viên nào cũng có xuất phát điểm như nhau trước khi tạo được phong cách riêng, hãy cùng theo dõi những thông điệp tiếp theo nhé! 

 Đi thật chậm nhưng thật chắc! 

Vâng! Có câu ‘’ chậm mà chắc’’, trong tất cả mọi đại sự chúng ta nên tìm hiểu những định hướng, mục đích cũng như thông tin thật kỹ càng thì bản thân mới có thể xây dựng kỹ năng trên cái nền tảng đó.

 

Bạn có thắc mắc rằng trong lớp học của bạn có nhiều học viên lập trình họ đã có thể đi trước những kiến thức nhưng cuối cùng họ lại bị bỏ ở đằng sau bởi những sinh viên khác. Tại sao họ lại bị bỏ xa trong khi nền tảng của họ tốt hơn.? 

 

Đó chính là tác hại của việc đi quá nhanh, họ nghĩ rằng đã biết tất cả và hiếm khi luyện tập và thực hiện công việc lập trình. Có thể họ biết một số cái nâng cao hơn so với những sinh viên khác, nhưng bấy nhiêu đó là không đủ để nắm vững các nguyên tắc cơ bản.

 

Vì vậy ngay từ bước đầu tiên hãy luôn nhớ rằng “tạo cho mình một nền tảng (Foundation) tốt bằng cách thường xuyên luyện tập thực hành các bài tập lập trình’. Trong quá trình luyện tập như vậy bạn còn có thể tiếp cận thực tế với các vấn đề mà một lập trình viên thường mắc phải, từ đó có thể nâng cấp các “skill’’ của mình trong tương lai, tạo cho mình một thói quen giải quyết được vấn đề. 

 

Khi đã nắm được trong tay những kỹ năng tốt bạn cũng đừng bao giờ ngừng công việc luyện tập lập tình của mình. Bạn cũng đừng tránh một chủ đề nào sau khi bạn đã nắm vững tất cả những gì dẫn đến nó. Thay vào đó đối mặt với thử thách thật nhiều bạn sẽ tạo được một thần thái tốt khi viết code, cũng tạo được nhiều kinh nghiệm  và trải nghiệm hơn trong thế giới của riêng bạn. 

 Đừng copy và paste code: 

Đây là một lời khuyên khá phổ biến vì có nó lặp đi lặp lại lỗi này rất nhiều trong ngành công nghệ thông tin. Bạn đầu bạn sẽ khá là nhức mắt với đống ngôn ngữ code hỗn độn trước màn hình máy tính. Vậy nên bạn chọn phương pháp “copy & paste’’. Tuy nhiên, đây là một quyết định sai lầm cho ý tưởng muốn được nhàn rỗi của bạn. Khi bạn bỏ thời gian ra ngồi viết code thứ nhất bạn sẽ có thể nhớ được code nhanh hơn, thứ hai bạn sẽ dễ dàng quay lại chỉnh sửa các lỗi sai của mình khi gặp trục trặc. 

 Vừa xem vừa làm:

Nếu như bạn mở video lên và xem code, khi tắt video đi bạn sẽ cảm thấy mơ hồ chẳng hiểu chuyện gì đang diễn ra.

Điều này có nghĩa hành động này là sai bạn nên khắc phục nó. Bạn nên mở cửa sổ video một bên còn một bên thì màn hình code, xem đến đâu gõ đến đó thật sự rất hiệu quả. 

Tự làm sau khi xem:

Đây có lẽ được đánh giá cao nhất vì nó có hiệu quả lâu dài nhất. Sau khi đã xem video rồi, hiểu rồi, gõ theo rồi hãy tắt video đi viết lại từ đầu theo cách hiểu của mình.

 

 Sau đó tự sửa lỗi, tìm lỗi sai, khắc phục .v.v. nếu bế tắc thì mới xem lại video. Nếu bạn đã đào sâu suy nghĩ mà vẫn chưa ra cách, đến khi xem lại bạn sẽ nhớ lâu hơn rất nhiều.

 Code thật nhiều, thật nhiều… ! 

Cách học code nhanh nhất không phải chỉ học qua những cuốn sách dày cộm. Điều quan trọng đó chính là hãy luôn code, siêng năng luyện tập code. Mở máy lên và code. Sai thì sửa, quên thì xem lại, có lỗi tìm cách khắc phục, đào sâu suy nghĩ, google, đọc lại lý thuyết … 

 

Để trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp, bạn phải rèn luyện được một tư duy sáng tạo không ngừng nghỉ, kỹ năng giải quyết vấn đề, một tư duy làm việc độc lập. Rất nhiều người khi mới bắt đầu gặp vấn đề hơi khó là phải hỏi đầu tiên mà không tự khám phá. Nếu cứ mãi hỏi như vậy bạn sẽ bị ì sức sáng tạo và tư duy không độc lập nữa.

Tự tìm thêm thử thách: 

Nếu chỉ ngồi một chỗ mà không tìm tòi mở mang kiến thức thì vẫn mãi như “ếch ngồi đáy giếng’’. Bạn phải thoát ra khỏi giới hạn và nâng tầm những kiến thức vốn có của bạn. 

Đó là cách các lập trình viên chuyên nghiệp luôn làm. Với ngành công nghệ kỹ thuật số luôn không ngừng đổi mới và sáng tạo để đi theo kịp thời đại, bản thân của một lập trình viên cũng phải không ngừng đổi mới và tìm thêm thử thách để thúc đẩy khả năng sáng tạo của bản thân. Bạn hãy cho đấy là bài tập về nhà của mình và tự tìm cách khắc phục. Ví dụ khi chúng tôi đọc một bài về jQuery Slider chẳng hạn, nếu người ta chỉ có chuyển hình kiểu chạy qua, chúng tôi sẽ tự tìm cách tạo cho nó fade qua, vòng lại .v.v… bằng cách tự tạo ra thách thức cho mình bạn sẽ tiến bộ mau hơn.

 

Học từ nhiều nguồn, nhiều tài liệu: 

Học để trở thành lập trình không giống như cách bạn học ở trường học, ráp công thức vào là làm bài được. Đây là công việc đòi hỏi sự tư duy không hề thấp. 

Viết code mỗi người một cách viết, mỗi sách có những điểm hay điểm dở khác nhau, mỗi thầy giáo có chỗ mạnh chỗ yếu và mỗi trang web cũng có những ưu điểm khuyết điểm. Do vậy bạn nên tập hợp nhiều nguồn sách, video, ebook, trang web, tutorials v.v… rồi đúc kết, chắt lọc ra cách mà bạn cho là tối ưu nhất. Bạn có thể kết hợp nhiều nguồn với nhau và tìm ra cách nào mà mình thấy dung hòa được tất cả các mặt.

 

Kết luận: Những thông điệp này mong sẽ mang đến cho những bạn có ý định trong tương lai muốn trở thành một lập trình viên, hay những bạn đang muốn nâng cấp bản thân trong lĩnh vực công nghệ số. Nhưng có một điều tóm gọn lại là khi bạn là lập trình bạn cần xây dựng thói quen tư duy độc lập. Chỉ hỏi và cần sự trợ giúp khi hết cách và vượt quá giới hạn năng lực nhận biết. Chỉ hỏi khi đã suy nghĩ về vấn đề đó rất nhiều lần trong ngày và chỉ hỏi khi bạn thực sự không thể giải quyết được vấn đề. 

 

Dù tốt hay xấu chúc bạn sẽ luôn có những trải nghiệm tuyệt vời và làm tốt nhất có thể để phát triển bản thân cũng như lĩnh vực công nghệ. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương trình đào tạo: Phân tích dữ liệu, Khoa học dữ liệu, Kĩ sư dữ liệu, Lập trình ứng dụng.
Chất lượng nhất - Uy tín nhất - Nhiều học viên tin tưởng nhất
Hơn 8000 học viên ưu tú đã tốt nghiệp
Các khóa học



Đăng ký tư vấn khóa học

*Vui lòng nhập số điện thoại của bạn

*Vui lòng nhập họ tên của bạn

*Vui lòng chọn địa điểm học

*Vui lòng chọn giới tính

*Vui lòng chọn 1 trường


Các bài viết liên quan


[MCI Careers] TỔ CHỨC THÀNH CÔNG CHƯƠNG TRÌNH “RUNG CHUÔNG VÀNG”

Ngày 21/09 vừa qua, phòng nhân sự MCI Holdings đã tổ chức thành công chương trình “Rung chuông vàng” - một sự kiện nội bộ mang tính chất giáo dục và giải trí cao, giúp các thành viên của công ty có cơ hội vừa học hỏi vừa thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng.

TOP 05 cuốn sách Phân tích dữ liệu miễn phí bạn nên đọc 2024

Phân tích dữ liệu - nghề "làm mưa làm gió" thế kỷ 21 - là mảnh đất màu mỡ để mở ra cánh cửa "gieo trồng" trí tuệ nhân tạo (AI), Internet of Things (IoT)... Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ 4.0, nơi mọi người, dù có nền tảng và trình độ nào, đều cần liên tục trau dồi và học hỏi các kỹ năng mới. Hãy cùng Học viện Đào tạo Công nghệ MCI khám phá TOP 05 cuốn sách Phân tích dữ liệu hàng đầu mà bạn nên có trong bộ sưu tập sách của mình!

THÂN GỬI CÁC BẠN HỌC VIÊN

Thân gửi các bạn học viên,  Hơn ai hết, chúng tôi hiểu rõ các bạn đang đi trên con đường khó khăn như nào. Các bạn gợi nhớ chúng tôi của ngày xưa, lăn lộn và nỗ lực từng ngày. Đúng là không có nghề nào dễ, nhưng có nghề vất vả hơn. Về tư duy, về kiến thức, về kỹ năng. Thậm chí, không phải ai cũng phù hợp.  Nghề này khó thật…

Các bài viết liên quan