Trang chủ>  Blog >  Kinh nghiệm thực chiến >  Mình đã phỏng vấn vị trí Data Analyst như thế nào?

Mình đã phỏng vấn vị trí Data Analyst như thế nào?


Bài viết dựa trên chia sẻ của ứng viên phỏng vấn vị trí Data Analyst tại FPT Telecom

  300 lượt xem

Nội dung bài viết

KINH NGHIỆM PHỎNG VẤN CỦA FRESHER DATA ANALYST

1. Xuất phát điểm của bản thân

Cũng như bao ứng viên xuất phát điểm từ con số 0, Data Analyst là một ngành vô cùng mới lạ và đầy hấp dẫn. Khi học năm 2 đại học, mình may mắn được tham gia các buổi định hướng nghề nghiệp tương lai, cụ thể là ứng dụng của ngành Toán học. Sau 1 thời gian tìm hiểu về các thuật ngữ data mining, data analyst, data science,.. mình thấy khá hứng thú với công việc của Data Analyst và bắt đầu tìm hiểu. Ban đầu, mình tìm kiếm thông tin ở các trang mạng, fanpage, group về Data Analyst để hiểu được ngành này học gì và làm gì. Tiếp theo, mình lần mò ở các trang tuyển dụng tìm hiểu JD của từng công ty để xem nhà tuyển dụng cần gì ở ứng viên: Kỹ năng? Kiến thức? Kinh nghiệm?
Sau thời gian tìm hiểu, mình quyết định chọn học chuyên ngành Xác suất thống kê (mình học khoa Toán Tin ở Đại Học Khoa Học Tự Nhiên) để có kiến thức cơ bản làm nền móng cho bản thân. Tiếp đó, mình học và sử dụng các Python, SQL và một vài tool để visualize: Power BI, Tableau,.. Ngoài ra, trong chương trình học của mình còn có môn chuyên ngành tin, tài chính,..

2. Chuẩn bị trước khi đi phỏng vấn

Nói qua về background của mình khi phỏng vấn ở FPT Telecom. Mình có kinh nghiệm 3 tháng ở vị trí TTS và 9 tháng là nhân viên chính thức ở công ty khác. Đây là khoảng thời gian giúp mình hiểu một cách sâu sắc PTDL là gì và cách ứng dụng của mỗi công ty như thế nào.
Vì đã có kinh nghiệm làm việc ở vị trí Fresher Data Analyst rồi nên mình dễ dàng chia sẻ những project mình đã làm, cách thực hiện ra sao và kết quả như thế nào. Và dĩ nhiên, trước khi đi phỏng vấn mình đã tìm hiểu kĩ càng thông tin của công ty, yêu cầu công việc và các keyword của công ty để đoán những câu hỏi mà nhà tuyển dụng sẽ đưa ra. Một điểm giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng là hãy trình bày project bạn đã làm thật cụ thể và súc tích. Tuy nhiên, hãy trả lời thật khéo để không public dự án của công ty cũ.
Một lưu ý nhỏ để buổi phỏng vấn diễn ra suôn sẻ hơn là hãy chuẩn bị tinh thần bạn sẽ được phỏng vấn bằng tiếng Anh. Vậy nên, hãy chuẩn bị thật tốt trước khi đi phỏng vấn.

3. Trong vòng phỏng vấn

Tùy vào mỗi công ty sẽ có bộ câu hỏi phỏng vấn khác nhau. Như bên FPT Telecom mình phỏng vấn thì nhà tuyển dụng sẽ hỏi khá kỹ về các dự án mình làm mà có liên quan tới các dự án công ty đang làm. Ở phần này mình đã thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy mình đã làm được gì và học được gì từ những project trước.
Và cuối cùng là bài test technical. Ở công ty này thì mình làm test trình logic. Cũng khá đơn giản thôi nên mọi người không cần quá áp lực. Nếu bạn đã có kinh nghiệm thì hoàn thành trong vòng 1 nốt nhạc là xong. Nếu là newbie thì bạn vẫn có thể hoàn thành 80% bài test.
 
Lời kết
Lời khuyên của mình khi đi phỏng vấn chính là tự tin, tự tin và tự tin. Tự tin với những gì mình làm, những gì mình đã chuẩn bị và những gì mình đang có. Nó giúp bạn dễ dàng trình bày, trả lời câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra. Và cũng nên chuẩn bị một/hai câu hỏi cho nhà tuyển dụng. Đừng bỏ qua phần này để thể hiện cho HR thấy bạn có tinh thần cầu tiến và đã sẵn sàng cho vị trí này. Chúc bạn thành công
Chương trình đào tạo: Phân tích dữ liệu, Khoa học dữ liệu, Kĩ sư dữ liệu, Lập trình ứng dụng.
Chất lượng nhất - Uy tín nhất - Nhiều học viên tin tưởng nhất
Hơn 8000 học viên ưu tú đã tốt nghiệp
Đăng ký tư vấn khóa học

*Vui lòng nhập số điện thoại của bạn

*Vui lòng nhập họ tên của bạn

*Vui lòng chọn địa điểm học

*Vui lòng chọn giới tính

*Vui lòng chọn 1 trường


Các bài viết liên quan


CHIA SẺ KINH NGHIỆM ỨNG TUYỂN VỊ TRÍ DATA ANALYST TỪ CON SỐ 0

Mình là du học sinh Nhật, chuyên ngành kinh tế quốc tế. Do dịch Covid nên mình phải về Việt Nam sớm sau 3 năm rưỡi học tập tại Nhật và bắt đầu con đường lập nghiệp

Ứng dụng khối Business intelligence trong khối văn phòng - Chia sẻ của thầy Lê TIến Mạnh

Đôi khi, một quyết định có thể làm nên thành công hay phá hủy tương lai của một doanh nghiệp. Vì thế, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang chịu áp lực hơn bao giờ hết trong việc tối ưu hoá nguồn vốn đầu tư vào các phương pháp và công cụ điều hành tốt nhất. Vậy đâu là công cụ hữu ích giúp các quyết định của doanh nghiệp nhanh chóng hơn, chính xác hơn và thống nhất tốt hơn. Đó chính là Business intelligence (BI)

Bí quyết PL-300 Microsoft Power BI Data Analyst và những điều cần lưu ý để chinh phục

Chứng chỉ Microsoft Power BI Data Analyst (PL-300) là tên gọi mới của Chứng chỉ DA-100: Analyzing Data with Microsoft Power BI từ tháng 3/2022. Chứng chỉ Microsoft Power BI Data Analyst (PL-300) tập trung các kỹ năng cần thiết của một Data Analyst, đặc biệt là kỹ năng phân tích và trực quan hóa dữ liệu với Power BI. (Power BI là một trong những Business Intelligence tool phổ biến nhất hiện nay. Công cụ giúp người dùng có thể:

Các bài viết liên quan