VÉN MÀN 7 BƯỚC CHUẨN BỊ ĐỂ TRỞ THÀNH DATA ANALYST PHẦN 02
Bên cạnh sự chuẩn bị về kỹ năng và kiến thức, hoàn thiện CV và trình bày dự án cũng là những bước quan trọng để bạn dễ dàng chinh phục vị trí Data Analyst. Vậy CV như thế nào là chuẩn? Những thông tin nào cần thiết trong CV và cách phát triển portfolio như thế nào là chuyên nghiệp. Cùng MCI tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
7 bước chuẩn bị để trở thành Data Analyst chuyên nghiệp
4. PHÁT TRIỂN PORTFOLIO
Một trong những cách khiến bạn nhanh chóng lọt vào “mắt xanh” của nhà tuyển dụng khi ứng tuyển chính là đính kèm portfolio của mình. Dựa vào portfolio, nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng đánh giá kỹ năng và kinh nghiệm bạn đã tích lũy được.
Khi chọn lựa project để trình bày trong portfolio, hãy lựa chọn những dự án thể hiện kỹ năng sau:
- Làm sạch và chuẩn hóa dữ liệu thô
- Trực quan hóa dữ liệu qua các dạng đồ họa như là đồ thị, biểu đồ, bản đồ…
- Những insight hữu ích nào được rút ra từ dữ liệu
Nếu bạn chưa có kinh nghiệm trình bày dành thời gian để xem qua những ý được ghi trong portfolio của người khác.
5. KỸ NĂNG TRÌNH BÀY DỰ ÁN
Không chỉ kỹ năng chuyên môn mà mỗi Data Analyst đều không thể bỏ qua những kỹ năng mềm giúp hỗ trợ công việc: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình,..Một trong những kỹ năng mềm quan trọng nhất của DA chính là thuyết trình. Bạn phải trình bày những gì bạn tìm thấy cho những người ra quyết định và các quản lý khác trong công ty. Khi hoàn thành một dự án nào đó, hãy thử trình bày những gì bạn phát hiện trong lúc phân tích dữ liệu. Điều này sẽ giúp những người không trực tiếp thực hiện quy trình phân tích dữ liệu vẫn hiểu rõ quy trình và mục đích của nó. Nếu bạn không có kinh nghiệm khi trình bày trước đám đông, hãy tập thuyết trình trước gương và quay lại buổi trình bày đó. Điều này sẽ giúp bạn có thể cải thiện và phát triển ưu nhược điểm của mình.
6. ỨNG TUYỂN LÀM THỰC TẬP SINH HOẶC THAM GIA MỘT CÔNG VIỆC ENTRY-LEVEL
Sau khi có kinh nghiệm làm việc với data và biết cách trình bày, bạn hãy “làm giàu” kinh nghiệm làm việc thực tế của mình bằng việc ứng tuyển vào vị trí thực tập sinh hoặc công việc entry-level. Đừng ngại ứng tuyển vào những vị trí bạn cảm thấy khả năng của mình không đáp ứng được 100% yêu cầu. Việc tham gia phỏng vấn cũng sẽ giúp bạn tích lũy được nhiều kinh nghiệm trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng.
Nếu vẫn còn là sinh viên, hãy tận dụng các mối quan hệ từ bạn bè, giảng viên của bạn để hỏi thăm về các cơ hội thực tập. Một số trường đại học sẽ hỗ trợ sinh viên tìm kiếm công ty để kiến tập. Đây chính là cơ hội tốt nhất để bạn tích lũy kinh nghiệm thực tế cho CV và áp dụng lý thuyết và công việc thực tế.
7. TÍCH LŨY CHỨNG CHỈ DATA
Đa số các Data Analyst khi thăng tiến lên vị trí senior hoặc manager đều có trong tay những chứng chỉ của data như Certified Analytics Professional hoặc Cloudera Certified Associate Data Analyst. Đây là điều không bắt buộc nhưng lại khá cần thiết nếu bạn muốn thăng tiến ở các vị trí cao với mức thu nhập hấp dẫn.
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn định hướng lộ trình học tập và lộ trình phát triển sự nghiệp phù hợp với bản thân.
Các khóa học
- Mastering AWS : From Basics to Applications Specialized
- Data Engineer Track (Updating) Specialized
- Combo Data Engineering Professional (Updating) Hot
- Combo Python Level 1 & Level 2 Bestseller
- Business Intelligence Track Hot
- Data Science Track Bestseller
- Data Analyst Professional (Data Analyst with Python Track) Bestseller
- RPA UiPath Nâng Cao: Chiến Thuật Automation Cho Chuyên Gia Specialized
- RPA UiPath cho Người Mới Bắt Đầu: Thành Thạo Automation Chỉ Trong 1 Ngày Specialized
- Business Analyst Fast Track Bestseller
- Business Analyst Bestseller
Đăng ký tư vấn khóa học
*Vui lòng nhập số điện thoại của bạn
*Vui lòng nhập họ tên của bạn
*Vui lòng chọn giới tính
*Vui lòng chọn 1 trường