Ứng dụng khối Business intelligence trong khối văn phòng - Chia sẻ của thầy Lê TIến Mạnh
Đôi khi, một quyết định có thể làm nên thành công hay phá hủy tương lai của một doanh nghiệp. Vì thế, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang chịu áp lực hơn bao giờ hết trong việc tối ưu hoá nguồn vốn đầu tư vào các phương pháp và công cụ điều hành tốt nhất. Vậy đâu là công cụ hữu ích giúp các quyết định của doanh nghiệp nhanh chóng hơn, chính xác hơn và thống nhất tốt hơn. Đó chính là Business intelligence (BI)
Nội dung bài viết
Business Intelligence (BI) là gì?
Business Intelligence (BI) là một thuật ngữ rộng, bao gồm các quy trình và phương pháp thu thập, lưu trữ cũng như phân tích dữ liệu từ các hoạt động hoặc chiến lược kinh doanh để tối ưu hóa hiệu suất. Những thông tin này được tập hợp để tạo nên một cái nhìn tổng quan về doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra những quyết định quan trọng tốt hơn.
Những quy trình được bao gồm trong BI có thể được kể đến như:
- Khai thác dữ liệu: Sử dụng các cơ sở dữ liệu, số liệu thống kê và machine learning để tìm ra xu hướng chung của các tập dữ liệu lớn.
- Báo cáo: Chia sẻ các tập dữ liệu đã được phân tích đến các bên liên quan để họ dễ dàng đưa ra quyết định.
- Chỉ số hiệu suất và cách đánh giá: Đối chiếu dữ liệu về hiệu suất hiện tại với dữ liệu trong quá khứ để theo dõi và đánh giá được mức hiệu suất mục tiêu, thường được thể hiện trên các dashboard tùy chỉnh.
- Phân tích mô tả: Sử dụng các phân tích dữ liệu sơ bộ để theo dõi những thay đổi xảy ra trong doanh nghiệp.
- Truy vấn: BI giải đáp những thắc mắc dựa trên các tập dữ liệu
- Phân tích thống kê: Lấy kết quả từ các phân tích mô tả và tìm hiểu về dữ liệu thông qua các phân tích, ví dụ như việc một xu hướng xảy ra như thế nào và vì sao.
- Trực quan hóa dữ liệu: Biểu diễn các bảng phân tích dữ liệu trên các biểu đồ hay đồ thị để dữ liệu dễ dàng được sử dụng.
- Phân tích trực quan: Trực quan hóa để hiểu rõ dữ liệu từ đó dễ dàng truyền tải insight và theo dõi các quy trình phân tích.
- Chuẩn bị dữ liệu: Tổng hợp nhiều nguồn dữ liệu, xác định đơn vị đo lường phục vụ cho hoạt động phân tích dữ liệu.
Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng BI?
Ngày nay, mọi hoạt động của doanh nghiệp đều tập trung vào khách hàng và công nghệ kỹ thuật số, vì thế để tránh tình trạng quá tải thông tin, nhiều nhà quản lý đang khẩn trương tìm giải pháp để có được sự kiểm soát và sử dụng hiệu quả hơn dữ liệu tổ chức. Một trong những giải pháp tốt nhất cho vấn đề nêu trên đó là sử dụng công cụ Business Intelligence (BI). Nhưng trên thực tế, nhiều doanh nghiệp do chưa hiểu rõ BI giúp gì cho hoạt động của tổ chức, nên còn chưa khai thác được tối đa hiệu quả mà công cụ này mang lại. Sau đây là những lý do tại sao doanh nghiệp nên sử dụng công cụ BI.
1. Hỗ trợ ra quyết định hiệu quả
Là người quản lý doanh nghiệp, điều quan trọng là phải nắm vững tất cả các thông tin, dữ liệu của tổ chức. Mục đích quan trọng BI là chuyển đổi thông tin của công ty bạn thành cái nhìn sâu sắc có cấu trúc, có thể phân tích. Nói cách khác, trí tuệ kinh doanh thực sự có thể giúp bạn đưa ra quyết định chiến lược cho toàn công ty. Xương sống kỹ thuật cho việc ra quyết định hiệu quả là một kho dữ liệu lưu trữ tập trung duy nhất và mã hóa đồng bộ, tập hợp dữ liệu về tất cả các hoạt động kinh doanh và tương tác của khách hàng. Rõ ràng việc phân tích dựa trên dữ liệu cập nhật trong tầm tay của bạn không chỉ dẫn đến quyết định kinh doanh tốt hơn mà cuối cùng sẽ đóng góp vào hiệu quả tài chính vượt trội.
2. Hiểu rõ về khách hàng
Một trong những lý do chính đằng sau nhu cầu ngày càng tăng đối với các công cụ cung cấp Business Intelligence là việc hiểu khách hàng của bạn tương tác với bạn như thế nào và cách tốt nhất để tiếp cận họ hay chính xác hơn là khuyến khích họ tiếp cận bạn. Không có những thông tin này, bạn có khả năng bị tụt lại phía sau đối thủ cạnh tranh. Hiểu về khách hàng giúp doanh nghiệp biết được khách hàng cần gì để có được những định hướng tiếp theo về chiến lược sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty.
3. Cung cấp những trải nghiệm tốt cho khách hàng
Theo Gartner, trải nghiệm khách hàng đã trở thành chiến trường tiếp thị mới trên mạng internet với hơn hai phần ba các nhà tiếp thị cho rằng các công ty của họ cạnh tranh chủ yếu dựa trên trải nghiệm khách hàng. Việc sử dụng công cụ BI cho phép bạn thu thập và phân tích những thông tin về khách hàng, qua đó có thể thiết kế những chương trình cho khách hàng trải nghiệm, cho khách hàng đánh giá hoặc có thể xây dựng những chiến lược định hướng nhu cầu và hành vi của khách hàng theo mong muốn và kế hoạch của công ty.
4. Tăng năng suất
Business Intelligence có khả năng loại các nút thắt không hiệu quả, tinh chỉnh các quy trình kinh doanh hiện có, tự động hóa các nhiệm vụ thường xuyên, đưa các cấp độ tổ chức và ưu tiên mới vào công việc của mọi người. Hiệu quả và năng suất có thể tăng đáng kể nhờ vào dịch vụ khách hàng nhạy bén hơn, hiệu quả sử dụng thời gian của nhân viên bán hàng tốt hơn, đo lường chặt chẽ hơn các chu kỳ phát triển sản phẩm và các chiến dịch tiếp thị. Yếu tố hiệu quả cũng được thể hiện rõ ở cấp cao hơn nhờ báo cáo và bảng điều khiển tự động thường xuyên được cập nhật. Ngoài ra, việc tập trung hóa dữ liệu và làm cho dữ liệu đó có thể truy cập được trên mọi thiết bị thông qua Cloud giúp giảm thời gian quản trị của các cấp quản lý trong doanh nghiệp
5. Tăng độ chính xác và thống nhất của dữ liệu
Một trong những ưu điểm lớn nhất của BI là có thể truy xuất nguồn gốc của dữ liệu, hiểu một cách đơn giản là có thể tìm được lý do tại sao lại có những dữ liệu đó, điều gì đã xảy ra và ai là người đã tác động lên kết quả đó. Điều này thực sự rất quan trọng, vì nếu không biết được nguồn gốc dữ liệu, bạn sẽ không thể hiểu chuyện gì đang xảy ra để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn và kịp thời. Nếu các dữ liệu chỉ ở các silo riêng biệt mà không được tập hợp thành kho dữ liệu của BI thì các nhà quản lý sẽ không thể có cái nhìn tổng quan về mọi vấn đề, dẫn đến tầm nhìn hẹp và đánh giá sai lệch bản chất vấn đề. Hơn nữa, các quy định bảo vệ dữ liệu trên toàn cầu đang dần thắt chặt các quy tắc xung quanh việc thu thập, lưu trữ và sử dụng dữ liệu cá nhân. Các luật mới bao gồm các yêu cầu để giữ cho dữ liệu chính xác và cập nhật, phải chứng minh được nguồn gốc dữ liệu và xây dựng chính sách bảo mật rõ ràng để cải thiện tính minh bạch. Nếu công ty của bạn có hồ sơ được quản lý kém, bạn rất khó có thể đáp ứng các yêu cầu này và có nguy cơ phạm lỗi với cơ quan quản lý cũng như không tạo được niềm tin với khách hàng của bạn.
Các khóa học
- Data Engineer Track Specialized
- Combo Data Engineering Professional Hot
- Advanced AWS Cloud Data Engineer Specialized
- AWS Data Engineer for Beginners Specialized
- Combo Python Level 1 & Level 2 Bestseller
- Business Intelligence Track Hot
- Data Science Track Bestseller
- Data Analyst Professional (Data Analyst with Python Track) Bestseller
- RPA UiPath Nâng Cao: Chiến Thuật Automation Cho Chuyên Gia Specialized
- RPA UiPath cho Người Mới Bắt Đầu: Thành Thạo Automation Chỉ Trong 1 Ngày Specialized
- Business Analyst Fast Track Bestseller
- Combo Business Analyst Level 1 & Level 2 Bestseller
- Business Analyst for Beginners Bestseller
Đăng ký tư vấn khóa học
*Vui lòng nhập số điện thoại của bạn
*Vui lòng nhập họ tên của bạn
*Vui lòng chọn giới tính
*Vui lòng chọn 1 trường