ỨNG DỤNG CỦA RPA TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ
RPA là từ viết tắt của Robotic Process Automation. Đây là quá trình tự động hóa các hoạt động kinh doanh với sự hỗ trợ của robot nhằm giảm bớt sự can thiệp của con người. Nó ứng dụng công nghệ vào doanh nghiệp và các cấu trúc để tự động hóa các quy trình kinh doanh. Doanh nghiệp có thể thiết lập phần mềm hoặc phần mềm “rô bốt” để nắm bắt và hiểu các ứng dụng xử lý giao dịch, thao tác thông tin, kích hoạt phản ứng và giao tiếp với các thiết bị kỹ thuật số khác bằng các công cụ RPA. Vậy RPA sẽ được ứng dụng như thế nào trong lĩnh vực kinh tế? Cùng MCI tìm hiểu nhé!
Nội dung bài viết
CÁC LĨNH VỰC ỨNG DỤNG RPA HIỆN NAY
Ứng dụng RPA trong quản lý nhân sự
RPA có thể áp dụng cho hầu hết tự động hóa quy trình quản lý nguồn nhân lực (HRM) chẳng hạn như giới thiệu nhân viên, tạo bảng lương, tính toán lương thưởng và xử lý thanh toán, tạo và chia sẻ phiếu lương và các tài liệu khác. RPA giúp đẩy nhanh quy trình với quy trình làm việc và quy trình phê duyệt tự động.
Ứng dụng RPA trong tài chính kế toán
Đối với dân tài chính kế toán chắc hẳn bạn không lạ gì với đối chiếu tài khoản. Công ty ứng dụng công nghệ RPA và các công cụ tự động hóa công nghệ để đối chiếu tài khoản như bảng sao kê, bảng cân đối kế toán, tiền mặt và các loại biên lai khác nhau.
Ứng dụng RPA trong tự động hóa email
Đa số các công ty hiện nay ứng dụng RPA để tự động hóa quá trình gửi email hàng loạt. Quy trình này sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn và ít rủi ro so với gửi email bằng cách thủ công. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng RPA cho các email như nhắc nhở hóa đơn, báo cáo định kỳ hoặc nhắc nhở liên quan đến sản phẩm, dịch vụ.
Ứng dụng RPA trong tự động hóa quy trình tiếp thị và bán hàng
Tự động hóa quy trình Tiếp thị và Bán hàng là một trong những ứng dụng phổ biến của RPA. RPA giúp bạn tìm kiếm khách hàng tiềm năng và quản lý các chiến dịch đang diễn ra. Không chỉ vậy, các ứng dụng RPA cũng được sử dụng trong Nghiên cứu thị trường và khách hàng, Quản lý quan hệ khách hàng (CRM) như quy trình giới thiệu khách hàng và giám sát thương hiệu. Ngoài ra, RPA giúp tăng năng suất bán hàng và tăng sự hài lòng của khách hàng.
Ứng dụng RPA trong trích xuất và chuyển đổi dữ liệu
Thêm một ứng dụng nữa của RPA trong quy trình quản lý dữ liệu là giúp tự động hóa quá trình trích xuất dữ liệu và chuyển đổi dữ liệu. Các data analyst không còn tốn quá nhiều thời gian để xử lý dữ liệu theo các thủ công như trước đây nữa. Thay vào đó, RPA sẽ giúp bạn từ quy trình từ nhập dữ liệu đến chuyển đổi và định dạng dữ liệu. RPA còn giúp bạn chuyển đổi dữ liệu từ hệ thống này sang hệ thống khác một cách nhanh chóng. Ví dụ như các dữ liệu trên hệ thống CRM có thể dễ dàng di chuyển sang hệ thống ERP với các bot RPA.
Đừng quên truy cập nhóm: Data Analytics VietNam để tham khảo các kiến thức về data, thảo luận và cùng chia sẻ về ngành nghề đang được săn đón nhiều nhất hiện nay.
Các khóa học
- Data Engineer Track Specialized
- Combo Data Engineering Professional Hot
- Advanced AWS Cloud Data Engineer Specialized
- AWS Data Engineer for Beginners Specialized
- Combo Python Level 1 & Level 2 Bestseller
- Business Intelligence Track Hot
- Data Science Track Bestseller
- Data Analyst Professional (Data Analyst with Python Track) Bestseller
- RPA UiPath Nâng Cao: Chiến Thuật Automation Cho Chuyên Gia Specialized
- RPA UiPath cho Người Mới Bắt Đầu: Thành Thạo Automation Chỉ Trong 1 Ngày Specialized
- Business Analyst Fast Track Bestseller
- Combo Business Analyst Level 1 & Level 2 Bestseller
- Business Analyst for Beginners Bestseller
Đăng ký tư vấn khóa học
*Vui lòng nhập số điện thoại của bạn
*Vui lòng nhập họ tên của bạn
*Vui lòng chọn giới tính
*Vui lòng chọn 1 trường