Trí tuệ nhân tạo là gì? TOP 05 ứng dụng quan trọng nhất của trí tuệ nhân tạo
Ở thời điểm hiện tại, Thuật ngữ này thường dùng để nói đến các MÁY TÍNH có mục đích không nhất định và ngành khoa học nghiên cứu về các lý thuyết và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo. Ngày hôm nay hãy cùng MCI tìm hiểu về trí tuệ nhân tạo nhé!
Nội dung bài viết
1. AI (Artificial Intelligence) là gì? Lịch sử ra đời của AI
Trí tuệ nhân tạo (AI) là chữ viết tắt của Artificial Intelligence có nghĩa là trí thông minh nhân tạo hay trí tuệ nhân tạo. Thuật ngữ AI được ra đời chính thức trong một hội thảo được tổ chức tại Đại học Dartmouth năm 1956 với sự tham gia của nhiều chuyên gia tại CMU, MIT, IBM.
Các nhà khoa học tin rằng một cỗ máy, bằng cách xáo trộn các ký hiệu đơn giản như "0" và "1", có thể mô phỏng bất kỳ hành động suy luận toán học nào có thể hiểu được của con người. “Nếu một con người không thể phân biệt giữa các phản hồi từ một máy và một con người, máy tính có thể được coi là 'thông minh' ” - Theo Turing.
AI là phần trong lĩnh vực Khoa học máy tính, hiểu đơn giản, AI là các chương trình giúp máy tính có thể học tập, mô phỏng và suy nghĩ, phán đoán và đưa ra hành động thông minh như bộ não con người.
Với hơn nửa thế kỷ phát triển thần tốc, ngày nay AI đã hiện diện ở hầu như toàn bộ các ngành kinh tế của các cường quốc và là một trong những đề án đầu tư phát triển kinh tế trọng điểm của mọi quốc gia.
Lập trình AI cũng là một trong những ngành vô cùng HOT trên thị trường lao động những năm gần đây (Theo báo cáo các công việc tương lai năm 2020 - Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới).
2. Phân loại trí tuệ nhân tạo
Với sự phát triển đa dạng và nhanh chóng hiện nay, công nghệ AI được chia thành 4 nhánh chính:
Nhánh 1: Các công nghệ trí tuệ nhân tạo phản ứng (Reactive Machine)
AI phản ứng là công nghệ có khả năng phân tích được những hành động của bản thân và đối thủ. Từ đó đưa ra được những chiến lược phù hợp và hoàn hảo nhất. Đây là dạng AI có lịch sử lâu đời nhất và không có khả năng lưu trữ dữ liệu và sử dụng các dữ liệu cũ trong quá khứ để làm kinh nghiệm - cũng có nghĩa là chúng không có khả năng học hỏi.
Một trong những ví dụ điển hình cho dạng công nghệ AI Reactive Machine là chương trình máy tính Alphago được Google DeepMind (một công ty của Anh về phát triển trí tuệ nhân tạo được thành lập năm 2010 và được Google mua lại năm 2014) phát triển để có thể chơi cờ vây.
Chuyện cũng sẽ không có gì nếu như không có sự kiện lịch sử vào tháng 3/2016: Alphago đánh bại Lee Sedol (một trong những kỳ thủ mạnh nhất trong lịch sử cờ vây thế giới, một người chơi cờ vây từ năm 13 tuổi và thống trị làng cờ vây thế giới trong hơn một thập kỷ với 18 chiếc cup vô địch thế giới) tới 4/5 ván cờ!
Mark Zuckerberg - ông chủ của Facebook đã từng chúc mừng chiến thắng của Alphago "Chúc mừng nhóm Google DeepMind đã đạt được cột mốc lịch sử trong nghiên cứu AI – chiến thắng thứ 3 liên tiếp trước Lee Sedol. Chúng ta đang sống trong một khoảng thời gian thú vị".
Tuy vậy, Alphago vẫn có những điểm yếu của nó với bằng chứng là đã thua ở trận đấu thứ 4. Và đặc biệt, có một điều mình nghĩ AI không thể làm được như Lee - đó là việc tận hưởng những cảm xúc và niềm vui đến từ những trận đấu.
Nhánh 2: Các công nghệ AI với bộ nhớ hạn chế (Limited Memory)
Cốt lõi của các công nghệ AI với bộ nhớ hạn chế là nó có thể sử dụng những dữ liệu và kinh nghiệm trong quá khứ để đưa ra các dự đoán và quyết định trong tương lai. Hầu hết các AI ngày nay đều thuộc dạng AI Limited Memory (Ví dụ như các chương trình Machine Learning và Deep Learning - thu thập khối dữ liệu lớn và lưu trữ vào bộ nhớ để tham chiếu khi cần giải quyết các bài toán thực tiễn).
Dạng AI này thường được sử dụng kết hợp với các công nghệ cảm biến trong môi trường xung quanh để dự đoán tất cả các trường hợp có thể xảy ra và đưa ra được các hành động hay quyết định tốt nhất.
Một trong những ứng dụng quan trọng của AI với bộ nhớ hạn chế chính là các chương trình lái xe không người lái - một trong những công nghệ lõi giúp Tesla và Elon Musk trở thành người giàu nhất hành tinh!
Về bản chất, các chiếc xe không người lái được thiết kế với nhiều cảm biến phía trước. Công nghệ AI ở đây sẽ dự đoán khả năng xảy ra va chạm với các vật xung quanh. Từ đó tự động điều chỉnh tốc độ của xe sao cho phù hợp để giữ an toàn cho xe.
Nhánh 3: Lý thuyết trí tuệ nhân tạo
Công nghệ AI dạng này khá “thông minh". Nó có thể tự học tập và tư duy, sau đó vận dụng những kiến thức đó để thực hiện một công việc cụ thể như con người. Bao gồm những AI có khả năng xử lý mạnh hay các siêu trí tuệ nhân tạo, có trí tuệ ngang thậm trí vượt xa con người. Do đó, các AI này hiện chỉ đang tồn tại dưới dạng các lý thuyết trên giấy và chưa có loại AI nào tính đến thời điểm hiện tại đạt được mức độ này.
Nhánh 4: Công nghệ AI có khả năng thấu hiểu (Theory of mind) và AI tự nhận thức (Self-awareness)
Đây là 2 dạng AI bậc cao, có khả năng thấu hiểu và tự nhận thức về bản thân, có ý thức và cách hành xử như con người. Thậm chí, chúng còn có thể bộc lộ cảm xúc cũng như hiểu được những cảm xúc của con người. Đây được xem là bước phát triển cao nhất của công nghệ AI và đến thời điểm hiện tại, công nghệ này vẫn chưa khả thi trong thực tế.
Để mô tả cụ thể về dạng AI này, bạn có thể nghĩ đến một vài bộ phim quen thuộc trong vũ trụ điện ảnh Marvel như Avengers: Age of Ultron hay series Wanda Vision (Vision là một AI có thể tự nhận thức về bản thân và có ý chí riêng của mình, anh ấy thậm trí còn có một tình yêu nồng cháy với một con người là Wanda).
3. Các ứng dụng quan trọng của trí tuệ nhân tạo trong thực tế
Đóng vai trò tiên phong và dẫn dắt trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo (AI) đã hiện diện liên tục trong cuộc sống của chúng ta và trở thành vũ khí cạnh tranh hàng đầu của các doanh nghiệp. Hãy cũng tìm hiểu ứng dụng thực tế của AI trong các ngành công nghiệp nhé:
Ứng dụng của AI trong lĩnh vực mua sắm trực tuyến (E-commerce) và dịch vụ khách hàng
Nhờ có AI, các công ty có thể tăng trưởng vượt bậc về doanh thu và lợi nhuận chỉ nhờ học hỏi và dự đoán các nhu cầu, mong muốn của khách hàng, từ đó gợi ý các sản phẩm/dịch vụ tốt nhất cho từng cá nhân và tác động đến hành vi tiêu dùng của khách hàng theo mong muốn của doanh nghiệp.
Các AI dạng chatbot cũng giúp các doanh nghiệp tương tác với khách hàng kịp thời và gia tăng trải nghiệm cũng như sự hài lòng của khách hàng và cắt giảm được nhiều chi phí về nhân sự trong thời kỳ khó khăn.
Một số “hint” về AI bạn có thể tiếp xúc hàng ngày nhưng không biết đó là các chương trình AI như chuyên mục “dành cho bạn" “gợi ý" … trên các website và app như Shopee, Netflix, Spotify…
Ứng dụng AI trong lĩnh vực giáo dục
AI đã thay đổi hoàn toàn phương thức dạy học cũng như cách thức tiếp cận và hành vi học tập của người dùng. Theo một báo cáo của Research & Market vào năm 2017, tốc độ tăng trưởng của thị trường AI trong lĩnh vực giáo dục tại mỹ có thể tăng đến 47% trong giai đoạn từ 2017-2021.
AI có nhiều tiềm năng trong lĩnh vực giáo dục bởi nó có thể giảm bớt các công việc cho giáo viên nhờ tự động hoá và mang lại trải nghiệm học tập hiệu quả hơn cho người học. AI có thể chấm bài, đưa ra feedback và nhận xét cho người học, phân loại các kiến thức và câu hỏi phù hợp cho từng đối tượng… AI cũng có thể số hoá sách giáo khoa và tạo ra các giao diện học tập kỹ thuật số cho người dùng
Một số các ứng dụng học tập với các chương trình AI thông minh có thể bạn đã biết như Doulingo, Elsa hay các hệ thống E-Learning khác trên thế giới.
Ứng dụng AI trong lĩnh vực y tế & chăm sóc sức khoẻ
Robot AI có giá trị ước tính 40 tỉ USD với ngành y tế và chăm sóc sức khỏe, AI có thể phân tích nhiều dữ liệu nhanh chóng và chính xác, từ hồ sơ tiền y tế cho đến các công cụ cần dùng trong cuộc phẫu thuật.
Các công nghệ AI có thể giúp giảm thiểu tới 21% thời gian điều trị nội trú cho bệnh nhân. Các cuộc phẫu thuật có sự hỗ trợ của robot AI còn được xem là có tính “xâm lấn tối thiểu” giúp bệnh nhân mất ít thời gian hơn để bình phục sau các cuộc đại phẫu.
Thông qua AI, robot có thể sử dụng dữ liệu từ các cuộc phẫu thuật trước để đưa ra kỹ thuật phẫu thuật mới hiệu quả hơn. Một nghiên cứu được thực hiện trên các bệnh nhân chỉnh hình chỉ ra rằng, các cuộc điều trị có sự tham gia của robot và AI gây ít biến chứng hơn gấp năm lần so với các cuộc phẫu thuật chỉ có bác sĩ phẫu thuật thông thường.
Ngoài ra, các robot và hệ thống AI trong ngành y tế thường được ứng dụng vào giai đoạn chuẩn đoán bệnh. Nghiên cứu của Đại học Standford thử nghiệm thuật toán AI để phát hiện ung thư da, và các thao tác được thực hiện thao tác như con người.
Một hãng phần mềm AI của Đan Mạch thì thử nghiệm chương trình Deep Learning bằng cách cho máy tính nghe lỏm khi con người thực hiện các cuộc gọi khẩn. Thuật toán AI đã phân tích nội dung cuộc gọi, giọng nói, âm thanh nền và phát hiện tim ngừng đập với 93% tỷ lệ thành công, cao hơn so với mức 73% do con người thực hiện.
Các trợ lý y tế ảo cũng được xây dựng để theo dõi sức khoẻ cá nhân, trả lời các câu hỏi của bệnh nhân 24/7, đưa ra các nhắc nhở y tế phù hợp cho bệnh nhân.
Ứng dụng AI trong ngành giao thông vận tải
Ứng dụng nổi bật nhất của AI trong ngành giao thông vận tải có lẽ phải kể đến là hệ thống xe tự lái giúp tiếp kiệm chi phí và hạn chế các tai nạn xảy ra.
Công nghệ AI cũng được ứng dụng để tham gia vào điều khiển hệ thống giao thông, tránh ùn tắc, giám sát và xử lý các vi phạm nếu có, hệ thống đèn giao thông được điều chỉnh dựa trên công nghệ cảm biến và quan trắc, các thông số của dòng giao thông như lưu lượng, vận tốc trung bình, mật độ xe… được hệ thống phân tích, tính toán để đưa ra phương án điều khiển đèn tín hiệu giao thông phù hợp tại các nút giao.
Ứng dụng AI trong các chương trình trợ lý ảo
Chỉ cần nói “Hey Siri” là lập tức trợ lý ảo sẽ xuất hiện ngay để nghe các yêu cầu từ bạn, quá tuyệt phải không nào. Rất nhiều trợ lý ảo đã được các ông lớn xây dựng từ rất nhiều năm trước. Aple có Siri, Samsung có Samsung Bixby, Google có Google Assitant, Amazon có Alexa…
Thậm chí, chúng ta cũng khó có thể nào quên được trợ lý ảo siêu đỉnh của Iron Man - Javis, cực kỳ thông minh và nhạy bén. Mark Zuckerberg - CEO của Facebook cũng là một Big Fan của Javis đấy nhé! và Mark cũng đang ấp ủ các kế hoạch xây dựng và đưa Javis ra ngoài đời thực, cùng chờ đón nhé!
Vậy bạn có biết được những công nghệ lõi nào đứng đằng sau các trợ lý ảo? về cơ bản, việc tạo ra một chương trình trợ lý ảo thường bao gồm 3 thành phần chính sau:
- Công nghệ nhận dạng giọng nói
- Hệ thống hỏi đáp (QA)
- Hệ thống xử lý song song và hiệu ứng đám mây
Vậy là MCI đã giới thiệu tới bạn đọc những thông tin cơ bản nhất về trí tuệ nhân tạo AI, cùng theo dõi các bài viết tiếp theo của MCI để tìm hiểu thêm về ngôn ngữ Python cho lập trình AI cũng như lộ trình học tập hiệu quả cho kỹ sư AI.
Các khóa học
- Data Engineer Track Specialized
- Combo Data Engineering Professional Hot
- Advanced AWS Cloud Data Engineer Specialized
- AWS Data Engineer for Beginners Specialized
- Combo Python Level 1 & Level 2 Bestseller
- Business Intelligence Track Hot
- Data Science Track Bestseller
- Data Analyst Professional (Data Analyst with Python Track) Bestseller
- RPA UiPath Nâng Cao: Chiến Thuật Automation Cho Chuyên Gia Specialized
- RPA UiPath cho Người Mới Bắt Đầu: Thành Thạo Automation Chỉ Trong 1 Ngày Specialized
- Business Analyst Fast Track Bestseller
- Combo Business Analyst Level 1 & Level 2 Bestseller
- Business Analyst for Beginners Bestseller
Đăng ký tư vấn khóa học
*Vui lòng nhập số điện thoại của bạn
*Vui lòng nhập họ tên của bạn
*Vui lòng chọn giới tính
*Vui lòng chọn 1 trường