Muốn làm BA thì học ngành gì? Lộ trình để phát triển thành một Business Analyst
BA đang ngày càng trở nên phổ biến và là nghề "mơ ước" của rất nhiều bạn trẻ. Vậy BA là gì? BA là công việc như thế nào? Học gì để trở thành Business Analyst?
Nội dung bài viết
BA đang ngày càng trở nên phổ biến và là nghề "mơ ước" của rất nhiều bạn trẻ. Vậy BA là gì? BA là công việc như thế nào? Học gì để trở thành Business Analyst? Cùng MCI tìm hiểu về nghề BA qua bài viết này nhé!
Business Analyst là gì?
Business Analyst (BA) hay còn gọi là "Chuyên viên Phân tích Nghiệp vụ". Nhiệm vụ của người làm BA là nghiên cứu tình hình hoạt động của công ty, từ đó phân tích nguyên nhân và đề xuất những biện pháp phù hợp. Ngoài ra, người làm BA cũng có nhiệm vụ soạn thảo và quản lý tài liệu kỹ thuật.
BA là "cầu nối" giúp gắn kết khách hàng với doanh nghiệp. Họ trao đổi và tiếp thu góp ý của khách và từ đó truyền đạt những góp ý ấy tới team nội bộ nhằm tìm kiếm hướng giải quyết.
Trước đây, người ta chỉ nghĩ BA là một mảng của riêng ngành IT – Công nghệ thông tin. Thực tế là ngành BA cũng có mặt ở một vài ngành khác ví như logistics, kiểm toán, Marketing – ngân hàng, . ..
Nghề BA cũng có nhiều hướng phát triển khác nhau, nhưng tuỳ theo mỗi ngành nghề mà công việc sẽ được phân làm 3 nhóm chính:
- Vận hành: Vị trí này liên quan đến những nguồn lực về tài chính, tính chi phí và quản lý nhân lực. Vị trí mô tả công việc này có thể là: Project Manager, Product Manager, Program Manager,...
- Quản lý: Công việc này gồm các vị trí BA Team Lead, BA Practice Lead, BA Program Lead và cao hơn là BA Manager và Business relationship Manager.
- Xây dựng kế hoạch phát triển doanh nghiệp: Business Architect và Enterprise Architect.
Business Analyst (BA) cần học gì?
Với đặc thù nghề nghiệp của một BA thì ba nhóm ngành sau đáp ứng được kiến thức nghề nghiệp cũng như những kỹ năng cần thiết hiện đang đào tạo rất phổ biến trong trường ĐH Việt Nam cũng như các quốc gia phát triển trên thế giới.
Ngành hệ thống thông tin quản lý
Học viên sẽ được đào tạo 3 nhóm kiến thức chính:
- Kinh tế
- Công nghệ thông tin
- Hệ thống thông tin quản lý và những kỹ năng mềm khác
Nhờ vậy, sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức về kỹ thuật và cách quản trị, điều hành hệ thống thông tin và xử lý cơ sở dữ liệu, . .. Có thể nói, được đào tạo về kinh tế và kỹ thuật nên những BA có xuất phát điểm từ trường ngành Hệ thống thông tin quản lý rất thuận lợi.
Ngành Công nghệ thông tin
Ngành CNTT sẽ bao gồm nhiều chuyên ngành về kỹ thuật phần mềm, kỹ thuật mạng, hệ thống thông tin – truyền thông và mạng máy tính, . .. Về tổng quan, sinh viên học ngành công nghệ thông tin sẽ có lợi thế khi làm Business Analyst là nắm vững được kiến thức về phần mềm, cách xây dựng, phát triển và kiểm thử, quản lý các hệ thống phần mềm và có thể tham gia phát triển dự án phần mềm để xử lý những vấn đề thực tiễn. Ngoài ra, nếu bạn xuất thân từ ngành CNTT và muốn theo nghề BA sẽ cần trau dồi thêm kiến thức về nghiệp vụ chuyên môn cũng như kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm và kỹ năng giải quyết vấn đề.
Nhóm ngành kinh tế - quản lý
Ngành kinh tế - quản lý gồm các ngành liên quan tới quản trị và kinh tế như kế toán/kiểm toán và ngân hàng. Sinh viên học tại mỗi nhóm ngành sẽ có được kiến thức nền tảng về quản trị, kinh tế, kế toán và ngân hàng. Đây cũng là một điều kiện thuận lợi khi bạn làm BA. Tuy nhiên, nhược điểm của nhóm ngành này là nếu bạn thiếu những kiến thức cơ bản về CNTT nên sẽ khó làm những việc yêu cầu kiến thức sâu về kỹ thuật. Trong thời gian làm BA, các bạn có thể đi học bổ túc thêm kiến thức CNTT.
Lộ trình để phát triển thành một Business Analyst
Theo BA Times có đến hơn 3.000.000 vị trí Business Analyst được các doanh nghiệp muốn tuyển dụng. Con số trên cho thấy tương lai ngành business analyst là ngành lâu dài chứ không chỉ là xu thế nhất thời.
Vậy, những ai nên trở thành business analyst?
Business analyst là cánh cửa mở rộng nếu muốn đón đầu xu hướng thị trường công nghệ thông tin. Trong đó, những nhóm đối tượng sau sẽ thuận lợi hơn trong việc trở thành business analyst:
- Kỹ sư hoặc chuyên viên trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Việc thông thạo các công cụ kỹ thuật là tiền đề giúp những người trong lĩnh vực chứng khoán trở thành business analyst. Kiến thức về kinh doanh, tư duy chiến lược và kỹ năng phân tích dựa trên số liệu là các kỹ năng cần trau dồi ở bước tiếp theo.
- Chuyên viên kinh doanh các ngành chứng khoán, tài chính – ngân hàng và bảo hiểm. Trái với những người trong lĩnh vực IT, chuyên viên kinh doanh đã có trình độ kỹ thuật và được đào tạo những kiến thức kỹ thuật liên quan để phân tích và xử lý dữ liệu. Khi có được sự kết hợp của kỹ thuật và nghiệp vụ, những nhân viên kinh doanh dễ dàng thành công hơn trong sự nghiệp ở cương vị chuyên viên phân tích nghiệp vụ.
Những nhà quản lý, điều hành doanh nghiệp. Khi các nhà quản lý biết đến business analyst là 1 cách giúp nâng cao tư duy quản trị. Vì đã thành thạo tư duy kinh doanh rồi nên khi người lãnh đạo có được lối tư duy số sẽ giúp doanh nghiệp lớn mạnh hơn nữa.
Nếu đã có nền tảng tốt và muốn trở thành business analyst thì bước tiếp sau là chọn đúng con đường sẽ đi. Nhưng đâu là các mục tiêu chính của business analyst? Những định hướng này khác nhau thế nào? Chúng ta cùng làm rõ trong bài sau nhé!
Các khóa học
- Data Engineer Track Specialized
- Combo Data Engineering Professional Hot
- Advanced AWS Cloud Data Engineer Specialized
- AWS Data Engineer for Beginners Specialized
- Combo Python Level 1 & Level 2 Bestseller
- Business Intelligence Track Hot
- Data Science Track Bestseller
- Data Analyst Professional (Data Analyst with Python Track) Bestseller
- RPA UiPath Nâng Cao: Chiến Thuật Automation Cho Chuyên Gia Specialized
- RPA UiPath cho Người Mới Bắt Đầu: Thành Thạo Automation Chỉ Trong 1 Ngày Specialized
- Business Analyst Fast Track Bestseller
- Combo Business Analyst Level 1 & Level 2 Bestseller
- Business Analyst for Beginners Bestseller
Đăng ký tư vấn khóa học
*Vui lòng nhập số điện thoại của bạn
*Vui lòng nhập họ tên của bạn
*Vui lòng chọn giới tính
*Vui lòng chọn 1 trường