Trang chủ>  Blog >  Chia sẻ kinh nghiệm >  CHIA SẺ KINH NGHIỆM ỨNG TUYỂN VỊ TRÍ DATA ANALYST TỪ CON SỐ 0

CHIA SẺ KINH NGHIỆM ỨNG TUYỂN VỊ TRÍ DATA ANALYST TỪ CON SỐ 0


Mình là du học sinh Nhật, chuyên ngành kinh tế quốc tế. Do dịch Covid nên mình phải về Việt Nam sớm sau 3 năm rưỡi học tập tại Nhật và bắt đầu con đường lập nghiệp

  497 lượt xem

Nội dung bài viết

Hành trình mình đến với Data Analyst

Mình là du học sinh Nhật, chuyên ngành kinh tế quốc tế. Do dịch Covid nên mình phải về Việt Nam sớm sau 3 năm rưỡi học tập tại Nhật và bắt đầu con đường lập nghiệp. Trong thời gian trở về Việt Nam, mình có được anh chị tư vấn cho nghề Data Analyst (DA) là ngành nghề hot hiện nay, mà cũng khá phù hợp vs chuyên ngành kinh tế mình theo học. Đó là lần đầu tiên mình nghe đến nghề Data Analyst. Sau một ngày lang thang tìm việc trên Facebook, Linkedin, các website việc làm thì mình thấy tin tuyển dụng khá phù hợp với bản thân trên JobsGO và mình đã thử ứng tuyển. May mắn mình đã pass phỏng vấn và bắt đầu công việc DA tại một công ty công nghệ ở Việt Nam.

chia-se-kinh-nghiem-ung-tuyen

Những khó khăn ban đầu và cách giải quyết?

Khó khăn lúc đầu vào nghề: Mình gặp rất nhiều khó khăn. Ví dụ như:

Khó khăn về sử dụng ngôn ngữ/công nghệ lập trình

Mình mù tịt về khoản này. Máy tính mình chỉ để xem youtube và đọc truyện, chơi game.

Khi bắt đầu làm việc, mình đã phải tìm hiểu rất nhiều các trang web tương tự những dự án mình làm, đọc thêm tài liệu về DA. Đối với ngành nghề này, bạn phải làm việc với rất nhiều công cụ như Tableau, PowerBI trong việc Visualize, SQL trong việc truy vấn, xử lý dữ liệu, Python để mã hóa dữ liệu. Đồng thời, học thêm từ vựng tiếng anh để có thể hiểu đồng nghiệp đang nói về điều gì. Mình cũng đang học thêm về C++, SQL,…

Khó khăn về kỹ năng thống kê và giải quyết vấn đề 

Đồng ý rằng, các công cụ như PowerBI, Tableau là “chiến thần” trong việc phân tích dữ liệu. Nhưng mọi thứ của chúng đã được thiết lập hoàn chỉnh, được tự động hóa với những chỉ số cố định, bảng dữ liệu phục vụ các bài toán được biết trước một định nghĩa trên các bảng điều khiển. Tuy nhiên, kết quả bạn nhận được sau khi phân tích vẫn có thể sai lệch nếu bạn lấy mẫu sai, bỏ qua đường cơ sở hoặc sử dụng dữ liệu không đủ mức độ tin cậy. Chính vì vậy, kỹ năng thống kê là cực kỳ quan trọng để tăng độ tin cậy cho dữ liệu bạn. Nếu không giỏi thống kê cũng là 1 khó khăn đối với DA

Vậy nên lời khuyên của mình dành cho các bạn muốn theo đuổi nghề DA

Trước khi làm:

  • Học ngoại ngữ: ít nhất nên có 1 ngoại ngữ.
  • Học kiến thức về IT: R, Python , SQL,…
  • Xem youtube, facebook các kênh về nghề DA.
  • Tham gia các khóa học BAC, FPT.
  •  Đọc sách về nghề DA.

Trong quá trình làm:

  • Tiếp tục trau dồi ngoại ngữ và kiến thức về IT.
  • Khi bắt đầu, bạn sẽ được kèm cặp bởi những mentor có kinh nghiệm và chuyên môn cao. Hay tranh thủ giai đoạn này để hỏi, khai thác kiến thức thật nhiều.
  • Ngoài ra, còn có một số kiến thức chuyên ngành khác mà các Data Analyst tương lai không nên bỏ qua như:
  • Tìm hiểu các công cụ thống kê như Minitab, Microsoft Excel
  • Hệ thống phân tích thống kê SAS
  • Khai phá dữ liệu (Data Mining)
  • Trực quan hóa dữ liệu (Data Visualization)
  • Xác suất (Probability)

Và còn cần rất nhiều kỹ năng mềm khác mình không thể nêu hết ở đây nhưng quan trọng vẫn là một số kỹ năng sau: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, trình bày ý hiểu của mình để mọi người hiểu, linh hoạt trong mọi tình huống,…

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn phần nào hiểu hơn về nghề DA. Công việc nào nhiều khó khăn, quan trọng nhất là bạn phải kiên trì và học hỏi, cố gắng không ngừng. Mong rằng các bạn sẽ luôn thành công với lựa chọn của mình nhé!

Chương trình đào tạo: Phân tích dữ liệu, Khoa học dữ liệu, Kĩ sư dữ liệu, Lập trình ứng dụng.
Chất lượng nhất - Uy tín nhất - Nhiều học viên tin tưởng nhất
Hơn 8000 học viên ưu tú đã tốt nghiệp
Các khóa học

Đăng ký tư vấn khóa học

*Vui lòng nhập số điện thoại của bạn

*Vui lòng nhập họ tên của bạn

*Vui lòng chọn địa điểm học

*Vui lòng chọn giới tính

*Vui lòng chọn 1 trường


Các bài viết liên quan


Ứng dụng khối Business intelligence trong khối văn phòng - Chia sẻ của thầy Lê TIến Mạnh

Đôi khi, một quyết định có thể làm nên thành công hay phá hủy tương lai của một doanh nghiệp. Vì thế, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang chịu áp lực hơn bao giờ hết trong việc tối ưu hoá nguồn vốn đầu tư vào các phương pháp và công cụ điều hành tốt nhất. Vậy đâu là công cụ hữu ích giúp các quyết định của doanh nghiệp nhanh chóng hơn, chính xác hơn và thống nhất tốt hơn. Đó chính là Business intelligence (BI)

Bí quyết PL-300 Microsoft Power BI Data Analyst và những điều cần lưu ý để chinh phục

Chứng chỉ Microsoft Power BI Data Analyst (PL-300) là tên gọi mới của Chứng chỉ DA-100: Analyzing Data with Microsoft Power BI từ tháng 3/2022. Chứng chỉ Microsoft Power BI Data Analyst (PL-300) tập trung các kỹ năng cần thiết của một Data Analyst, đặc biệt là kỹ năng phân tích và trực quan hóa dữ liệu với Power BI. (Power BI là một trong những Business Intelligence tool phổ biến nhất hiện nay. Công cụ giúp người dùng có thể:

Tự Truyện Career Path: "Từ một chuyên viên logistics, tôi đã trở thành một Data Analyst như một cái duyên không ngờ đến"

Tự Truyện Career Path ngày hôm nay chúng ta sẽ lắng nghe câu chuyện của bạn Nguyễn Ngọc Minh Thy - học viên lớp PY65SB11L1 chuyển đổi từ chuyên viên logistic trở thành 1 chuyên gia về Data Analyst. Một câu chuyện có nhiều thứ thật thú vị

Các bài viết liên quan