Trang chủ>  Blog >  Chia sẻ kinh nghiệm >  Cách Các Thương Hiệu Tên Tuổi Trên Thế Giới Vận Dụng Phân Tích Dữ Liệu Trong Kinh Doanh

Cách Các Thương Hiệu Tên Tuổi Trên Thế Giới Vận Dụng Phân Tích Dữ Liệu Trong Kinh Doanh


Phân tích dữ liệu đã trở thành công cụ không thể thiếu đối với các doanh nghiệp hiện đại trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh và cải thiện trải nghiệm khách hàng. Hai ví dụ tiêu biểu trong việc ứng dụng phân tích dữ liệu thành công chính là Netflix và Starbucks. Hãy cùng khám phá cách họ tận dụng sức mạnh của dữ liệu để dẫn đầu trong ngành của mình nhé!

  1,072 lượt xem

Nội dung bài viết

Phân tích dữ liệu trong Kinh doanh & Quản lý là quá trình thu thập và phân tích những dữ liệu, số liệu liên quan đến lĩnh vực này. Ngoài ra, người phân tích dữ liệu còn cần phát hiện những thông tin mà các con số đem đến để đưa ra những quyết định đúng đắn trong việc kinh doanh. Trong một doanh nghiệp, hệ thống phân tích dữ liệu sẽ có một vai trò quan trọng bởi nó sẽ giúp nhà quản lý doanh nghiệp nắm rõ các con số “biết nói”, nắm được tình hình kinh doanh và xây dựng chiến lược phát triển trong từng giai đoạn cụ thể của doanh nghiệp.

 

NETFLIX: Cá Nhân Hóa Trải Nghiệm Khách Hàng

Netflix đã “cách mạng hóa” cách người dùng sử dụng dịch vụ giải trí thông qua việc tận dụng phân tích dữ liệu trong nhiều công đoạn.

Cá nhân hóa đề xuất nội dung

Netflix sử dụng các thuật toán phức tạp để phân tích dữ liệu về hành vi xem của người dùng. Từ những gì người dùng đã xem và các mẫu dữ liệu về thời gian, loại thiết bị, và các chương trình ưa thích, Netflix có thể đưa ra các đề xuất nội dung được cá nhân hóa cao, giúp người xem dễ dàng tìm thấy những bộ phim và chương trình phù hợp với sở thích của họ.

 

Phát triển nội dung

Netflix không chỉ sử dụng dữ liệu để đề xuất nội dung cho người dùng mà còn để quyết định đầu tư vào các dự án phim và chương trình truyền hình mới. Họ phân tích các xu hướng và phản hồi của khán giả để dự đoán thành công của các sản phẩm mới trước khi quyết định sản xuất chúng. Ví dụ, sự thành công của rất nhiều chương trình thực tế hay những bộ phim “nổi đình nổi đám” từ Hollywood đến Hàn Quốc, Trung Quốc,.. phần lớn là nhờ vào việc Netflix đã phân tích và dự đoán trước rằng nội dung này sẽ thu hút nhiều người xem.

 

Tối ưu hóa vận hành

Đối với việc sản xuất nội dung, Netflix áp dụng phân tích dữ liệu để tối ưu hóa các khía cạnh như địa điểm quay phim, lịch trình và chi phí sản xuất. Điều này giúp họ giữ vững chi phí và đảm bảo rằng mọi quyết định sản xuất đều dựa trên các dữ liệu thực tế, giảm thiểu rủi ro và tăng cường hiệu quả. Một ví dụ tiêu biểu cho việc này chính là AVA (Aesthetics Visuals Analysis - Phân tích hình ảnh thẩm mỹ) - một công cụ Netflix đã sử dụng để dò lại toàn bộ video và xác định các khung hình có thể được sử dụng làm tác phẩm nghệ thuật.

 

STARBUCKS: Cá Nhân Hóa và Phát Triển Dựa Trên Thói Quen Khách Hàng

Cá nhân hóa ưu đãi và trải nghiệm

Với hơn 17 triệu thành viên đăng ký chương trình khách hàng thân thiết, Starbucks thu thập lượng dữ liệu khổng lồ về thói quen mua hàng của khách hàng. Từ đó, họ sử dụng những dữ liệu này để cá nhân hóa các ưu đãi, từ đó tăng cường sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng. Ví dụ, thông qua ứng dụng di động, Starbucks có thể biết khách hàng thường mua gì và vào thời gian nào, từ đó gửi các đề xuất và khuyến mãi phù hợp cho từng loại đối tượng khách hàng, nâng cao trải nghiệm khách hàng và tăng doanh thu.

 

Phát triển sản phẩm mới

Dữ liệu từ các giao dịch và phản hồi của khách hàng cũng giúp Starbucks phát triển và cải tiến các sản phẩm mới. Chẳng hạn, sự thành công của sản phẩm Pumpkin Spice Latte là kết quả của việc theo dõi các xu hướng và phản hồi từ khách hàng qua nhiều mùa lễ Halloween. Ngoài ra, họ cũng sử dụng dữ liệu để phát triển các dòng sản phẩm cà phê phục vụ tại nhà, mở rộng sự hiện diện của thương hiệu trong không gian gia đình.

 

Xác định vị trí cửa hàng mới

Starbucks không chỉ dựa vào cảm giác kinh doanh để mở các cửa hàng mới mà họ sử dụng phân tích dữ liệu để đánh giá các yếu tố như lưu lượng khách hàng, điều kiện địa lý, và thói quen tiêu dùng của dân cư trong khu vực để xác định vị trí tối ưu cho các cửa hàng mới.

 

Kết Luận

Cả Netflix và Starbucks đều là những minh chứng rõ ràng cho việc phân tích dữ liệu có thể mang lại lợi thế cạnh tranh đáng kể trong thị trường. Việc hiểu rõ khách hàng và dự đoán xu hướng thông qua dữ liệu không chỉ giúp các thương hiệu này duy trì vị thế dẫn đầu trong ngành mà còn mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng của họ. Sự thành công của họ là bài học quý giá cho các doanh nghiệp khác về cách vận dụng sức mạnh của dữ liệu trong kỷ nguyên kỹ thuật số.

Chương trình đào tạo: Phân tích dữ liệu, Khoa học dữ liệu, Kĩ sư dữ liệu, Lập trình ứng dụng.
Chất lượng nhất - Uy tín nhất - Nhiều học viên tin tưởng nhất
Hơn 8000 học viên ưu tú đã tốt nghiệp
Các khóa học

Đăng ký tư vấn khóa học

*Vui lòng nhập số điện thoại của bạn

*Vui lòng nhập họ tên của bạn

*Vui lòng chọn địa điểm học

*Vui lòng chọn giới tính

*Vui lòng chọn 1 trường


Các bài viết liên quan


[VTV x MCI] Trao Chứng Chỉ Hoàn Thành Khóa Đào Tạo Microsoft Azure Cho Đội Ngũ Nhân Viên VTV

Học viện MCI xin chúc mừng các kỹ sư và cán bộ nhân viên của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đã hoàn thành xuất sắc khóa đào tạo Microsoft Azure được thiết kế riêng bởi Học viện MCI, dưới sự hướng dẫn tận tình của giảng viên Lê Doãn Phước!

[MCI X EVN] TỔ CHỨC THÀNH CÔNG KHÓA ĐÀO TẠO POWER BI CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN LỰC

Học viện Công nghệ MCI chính thức hợp tác đào tạo thành công khóa học “Đào tạo nâng cao phân tích dữ liệu báo cáo trên công cụ Power BI” dành riêng cho Trung tâm CSKH EVN Hà Nội.

[MCI x VDTC] BẾ GIẢNG THÀNH CÔNG KHÓA ĐÀO TẠO WORD, POWERPOINT VÀ EXCEL CHO DOANH NGHIỆP

Tối ngày 02/10, tại văn phòng của Học viện Công nghệ MCI, các học viên đến từ Công ty Cổ phần Giao thông số Việt Nam (VDTC) đã khép lại hành trình chinh phục các công cụ văn phòng Word, PowerPoint, Excel sau 07 buổi đào tạo dưới sự hướng dẫn của giảng viên Lê Tiến Mạnh - một chuyên gia trong lĩnh vực phân tích dữ liệu.

Các bài viết liên quan