Trang chủ>  Blog >  Kinh nghiệm thực chiến >  TOP 10 Công Việc Ngành Công Nghệ Thông Tin Được Trả Lương Cao Nhất Trên Thế Giới Năm 2021

TOP 10 Công Việc Ngành Công Nghệ Thông Tin Được Trả Lương Cao Nhất Trên Thế Giới Năm 2021


Kể từ 2019, thế giới đang chứng kiến thời kỳ biến động chưa từng có với sự suy thoái kinh tế trên phạm vi toàn cầu dưới sự ảnh hưởng của đại dịch COVID19. Kéo theo đó là sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp ở hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới, nhiều công việc vốn dựa vào sức lao động của con người nay đã được thay thế bởi “tự động hoá” và robot phi hình người.

  651 lượt xem

Nội dung bài viết

 

Những công việc ngành Công nghệ nào đang HOT nhất trong năm 2021? Hãy cùng MCI tìm hiểu qua bài viết này nhé!

 

Kể từ 2019, thế giới đang chứng kiến thời kỳ biến động chưa từng có với sự suy thoái kinh tế trên phạm vi toàn cầu dưới sự ảnh hưởng của đại dịch COVID19. Kéo theo đó là sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp ở hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới, nhiều công việc vốn dựa vào sức lao động của con người nay đã được thay thế bởi “tự động hoá” và robot phi hình người.

 

Nhưng cũng có nhiều công việc mới được sinh ra từ thời kỳ bất ổn này - những công việc đòi hỏi các kỹ năng và trình độ nhất định về công nghệ thông tin.

 

Đã đến lúc bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng về sự nghiệp của mình, những cơ hội bạn có và những thách thức bạn phải đối mặt. Liệu bạn các kỹ năng hiện tại của bạn có đảm bảo “sự an toàn" cho công việc của bạn khi thế giới đang chuyển mình sang các lĩnh vực mới hoàn toàn hay không. Dưới đây là tất cả những gì bạn cần biết về 10 công việc trong lĩnh vực công nghệ đang được trả lương cao nhất hiện nay.

 

Hãy đọc kỹ những thông tin dưới đây để xem bạn đang quan tâm đến công việc nào nhất nhé! Và một khi bạn đã có mục tiêu cho mình, bước tìm theo là cần phải tìm ra cách thức học tập và thực hành, hay các chứng chỉ mà bạn cần có để có cơ hội chuyển đổi sang một trong những công việc đang được trả lương cao nhất trong ngành công nghệ này nhé.

 

TOP 10: Giám đốc sản phẩm (Product Manager - PM)

 

Hiển nhiên, đứng đầu trong danh sách các công việc công nghệ được trả lương cao nhất, bạn chắc chắn đã nghe đến vị trí công việc này rồi - một giám đốc sản phẩm (PM).

 

PM là người quản lý danh mục sản phẩm giúp xác định các thông số xung quanh sản phẩm và đội ngũ kỹ sư xây dựng, sau đó dẫn dắt quá trình phát triển sản phẩm đó từ khi thai nghén đến khi chính thức ra mắt và hoạt động.

 

Công việc ngành công nghệ: Product Manager
Công việc ngành công nghệ: Product Manager

 

Một số kỹ năng cần thiết mà một PM cần có:

 

  • Hiểu rõ về khái niệm Quản lý vòng đời sản phẩm (PLM)
  • Kiến thức về các công cụ quản lý sản phẩm như PivotalTracker, JIRA và Asana
  • Kỹ năng phân tích mạnh mẽ
  • Kỹ năng đặc biệt trong việc quản lý thời gian

 

PM chịu trách nhiệm đưa ra một kế hoạch hoạt động tổng thế có thể giúp đạt được các mục tiêu chiến lược và chiến thuật, xây dựng danh mục sản phẩm, quản lý và thực hiện các hoạt động tiếp thị cũng như đóng góp vào chiến lược sản phẩm và tầm nhìn của sản phẩm.

 

Mức lương trung bình hàng năm của một giám đốc sản phẩm là hơn 100.000 đô la.

 

TOP 9: Kỹ sư trí tuệ nhân tạo (AI Engineer)

 

Nhiệm vụ của một kiến ​​trúc sư/kĩ sư Trí tuệ nhân tạo (AI) là phát triển, quản lý và giám sát các sáng kiến ​​AI trong một tổ chức. Một kiến ​​trúc sư AI cần có kiến ​​thức chắc và sâu về toán học và xác suất thống kê.

 

Công việc ngành công nghệ: AI Engineer
Công việc ngành công nghệ: AI Engineer

 

Một kiến ​​trúc sư AI sẽ cần thêm các kĩ năng: 

 

  • Kỹ năng lập trình vững chắc, biết các sử dụng các ngôn ngữ lập trình Python, R và Torch
  • Hiểu cách hoạt động của thư viện TensorFlow và các công nghệ tương tự khác
  • Có hiểu biết rõ ràng về các công nghệ liên quan đến AI, bao gồm Machine Learning, Neural Networks và Deep Learning.

 

Mức lương trung bình hàng năm của một kiến ​​trúc sư AI có thể đạt được hơn 110.000 đô la.

 

TOP 8: Full-Stack Developer

 

Hiện nay, ước tính có hơn 23 triệu Developer trên toàn cầu và dự kiến đến năm 2023, con số này sẽ đạt 27,7 triệu - một điều chắc chắn khiến nó trở thành một trong những công việc công nghệ được trả lương cao nhất trong ngành.

 

Rất khó để định nghĩa rõ ràng về công việc của một Full-Stack Developer, nhưng định nghĩa gần nhất sẽ là một người thành thạo trong phát triển cả front-end và back-end hoặc một người có kỹ năng trong mọi giai đoạn phát triển từ lúc đưa ra các khái niệm đến khi hoàn thành sản phẩm cuối cùng.

 

Công việc ngành công nghệ: Full-Stack Developer
Công việc ngành công nghệ: Full-Stack Developer

 

Một số kiến ​​thức và kỹ năng cần có để trở thành Full-Stack Developer chuyên nghiệp là:

 

  • Năm vững các công nghệ như MongoDB, Express.js, AngularJS và Node.js
  • Hiểu rõ cách thiết kế và phát triển một API
  • Mã hóa và viết kịch bản
  • Các nguyên tắc cơ bản của phát triển web
  • Kiến thức cơ bản về công nghệ cơ sở dữ liệu

 

Một Full-Stack Developer có thể chịu trách nhiệm thiết kế và xây dựng các API bằng cách sử dụng công nghệ ngăn xếp MEAN, đảm bảo các ứng dụng được tạo đáp ứng và tuân theo các tiêu chuẩn được yêu cầu, đảm bảo mã được tạo có tính toàn vẹn và thực hiện được các bảo mật về dữ liệu.

 

Mức lương trung bình hàng năm của một Full-Stack Developer là 106,000 đô la.

 

TOP 7: Cloud Architect - Kiến trúc sư về các dịch vụ đám mây

 

Tiếp nối trong danh sách các công việc được trả lương cao nhất trong ngành Công nghệ là Cloud Architect. Cloud Architect là người phụ trách triển khai và giám sát toàn bộ các chiến lược về điện toán đám mây của tổ chức.

 

Công việc ngành công nghệ: Cloud Architect
Công việc ngành công nghệ: Cloud Architect

 

Những kỹ năng và kiến ​​thức mà Cloud Architect cần có là:

 

  • Hiểu biết thấu đáo về kiến ​​trúc ứng dụng đám mây
  • Kiến thức về Amazon Web Services (AWS) , Azure hoặc nền tảng đám mây của Google
  • Kỹ năng giao tiếp tốt
  • Cloud Architect thường chịu trách nhiệm phát triển kiến ​​trúc đám mây, phát triển chiến lược đám mây và điều phối việc thực hiện và triển khai nó, đồng thời đảm bảo kiến ​​trúc và triển khai ứng dụng trong môi trường đám mây được thực hiện đúng cách. 

 

Mức lương trung bình hàng năm của một kiến ​​trúc sư đám mây là 107,000 đô la. Tuy nhiên, trong lĩnh vực điện toán đám mây, bạn cũng sẽ tìm thấy nhiều vai trò và trách nhiệm công việc khác nhau và cùng với đó là mức thu nhập tương xứng.

 

TOP 6: Kỹ sư DevOps (DevOps Engineer)

 

Đứng ở vị trí thứ 6 trong danh sách các công việc được trả lương  nhất trong lĩnh vực công nghệ là kỹ sư DevOps. Họ là một thành viên trong nhóm Developer, có thể tham gia vào việc triển khai và hoạt động mạng hoặc một người làm việc về phát triển ứng dụng.

 

Công việc ngành công nghệ: DevOps Engineer
Công việc ngành công nghệ: DevOps Engineer

 

Một số kỹ năng cần có của DevOps Engineer bao gồm:

 

  • Mã hóa và viết kịch bản triển khai và hoạt động mạng, quen thuộc với các công cụ DevOps như Git và Jenkins.
  • Kiến thức về quản trị hệ thống Linux hoặc Unix.
  • Kỹ sư DevOps có thể chịu trách nhiệm thiết kế và duy trì cơ sở hạ tầng triển khai, tích hợp các dịch vụ đám mây.
  • Hiểu các quy trình có thể được tự động hóa hoặc viết kịch bản shell bằng PHP / Python và Ruby.

 

Mức lương trung bình hàng năm của một kỹ sư DevOps dao động từ 95.000 đô la đến 140.000 đô la.

 

TOP 5: Kỹ sư Blockchain (Blockchain Engineer)

 

Nhiệm vụ của một kỹ sư blockchain là phát triển và triển khai kiến ​​trúc và giải pháp sử dụng công nghệ blockchain. Chi tiêu trên toàn thế giới cho các giải pháp blockchain dự kiến ​​sẽ đạt 15,9 tỷ vào năm 2023, có nghĩa là sẽ có rất nhiều nhu cầu đối với các chuyên gia blockchain, trong hầu hết các ngành và trên nhiều khu vực địa lý.

 

Công việc ngành công nghệ: Blockchain Engineer
Công việc ngành công nghệ: Blockchain Engineer

 

Một kỹ sư blockchain phải có kỹ năng lập trình vững chắc và hiểu biết sâu rộng về các công nghệ đằng sau như Ripple, R3, Ethereum và Bitcoin cũng như các phương pháp đồng thuận và ngăn xếp giao thức bảo mật, thư viện và chức năng tiền điện tử.

 

Mức lương trung bình hàng năm của một kỹ sư blockchain là hơn 150.000 đô la.

 

TOP 4: Kiến trúc sư phần mềm (Software Architect)

 

Software Architect sẽ là người chịu trách nhiệm tối ưu hóa quá trình phát triển phần mềm bằng cách đưa ra các lựa chọn thiết kế và các tiêu chuẩn kỹ thuật như mã hóa, công cụ và nền tảng. Là một phần trong vai trò của mình, họ xác định các yêu cầu từ khách hàng và thực thi các công việc cần thiết để phát triển các sản phẩm mẫu.

 

Một số kỹ năng cần thiết của một kiến ​​trúc sư phần mềm bao gồm: 

 

  • Mô hình dữ liệu
  • Hiểu biết về kiến ​​trúc phần mềm
  • Kỹ năng lập trình tốt
  • Kỹ năng phân tích mạnh mẽ

 

Mức lương trung bình hàng năm của một kiến ​​trúc sư phần mềm là hơn 114,000 đô la. Ở Ấn Độ, nhu cầu tuyển dụng các Software Architect luôn ở mức cao nhất so với thế giới.

 

TOP 3: Kỹ sư dữ liệu lớn (Big Data Engineer)

 

Người dùng Internet tạo ra khoảng 2,5 nghìn tỷ byte dữ liệu mỗi ngày. Và những dữ liệu đó được các doanh nghiệp xem như “mỏ vàng”, do đó để khai thác và hiểu rõ hơn về lượng dữ liệu khổng lồ như vậy, hơn 97% các doanh nghiệp/tổ chức đang đầu tư vào Big Data và AI.

 

Rõ ràng, vị trí tiếp theo trong danh sách các công việc công nghệ được trả lương cao nhất là Big Data Engineer. Một kiến ​​trúc sư Dữ liệu lớn là người lập kế hoạch, thiết kế và quản lý toàn bộ vòng đời của sự phát triển và triển khai quy mô lớn của các ứng dụng Dữ liệu lớn trong toàn tổ chức.

 

Công việc ngành công nghệ: Big Data Engineer
Công việc ngành công nghệ: Big Data Engineer

 

Một số kỹ năng cần thiết của một Big Data Engineer bao gồm:

 

  • Hiểu rõ và sâu về Hadoop, Spark và NoSQL, cũng như các công nghệ lưu trữ dữ liệu 
  • Kỹ năng lập trình 
  • Kỹ năng trực quan hóa dữ liệu
  • Kỹ năng giao tiếp tuyệt vời

 

Mức lương trung bình hàng năm của một Big Data Engineer là 140.000 đô la.

 

TOP 2: Kiến trúc sư giải pháp Internet of Things (IoT Solutions Architect)

 

Một trong những công việc có nhu cầu cao nhất và được trả lương tốt nhất trong lĩnh vực công nghệ hiện nay là IoT Solutions Architect. IoT Solutions Architect có vai trò lãnh đạo giám sát chiến lược đằng sau sự phát triển và triển khai các giải pháp IoT cho toàn bộ tổ chức. Ngoài hiểu biết sâu rộng về các giải pháp IoT là điều bắt buộc, một IoT Solutions Architect cũng cần có kỹ năng lập trình vững vàng, hiểu biết thấu đáo về Deep Learning và có các kiến ​​thức về thiết kế và kiến ​​trúc phần cứng. 

 

Công việc ngành công nghệ: IoT Solutions Architect
Công việc ngành công nghệ: IoT Solutions Architect

 

IoT Solutions Architect chịu trách nhiệm lãnh đạo cũng như tham gia vào các hoạt động xung quanh việc kiến ​​trúc và thiết kế, giúp phát triển sự tham gia tổng thể của hệ sinh thái IoT dựa trên Khung giải pháp IoT và thông dịch/chuyển đổi các nhu cầu kinh doanh thành các yêu cầu kiến ​​trúc giải pháp.

 

Mức thu nhập trung bình hàng năm của một IoT Solutions Architect có thể lên tới 130,000 đô la.

 

TOP 1: Nhà khoa học dữ liệu (Data Scientist)

 

Một nhà khoa học dữ liệu, không còn nghi ngờ gì nữa, là công việc được trả lương cao nhất trong các ngành và lĩnh vực liên quan đến công nghệ thông tin.

 

Cứ qua mỗi năm, nhu cầu đối với các nhà khoa học dữ liệu lại tăng trung bình 29% so với năm trước và một xu hướng phát triển mạnh mẽ trong ngành khoa học dữ liệu khi nhu cầu tăng tới 344% kể từ năm 2013, đây rõ ràng là một con số phản ảnh đúng thực tế trong ngành.

 

Công việc ngành công nghệ: Data Scientist
Công việc ngành công nghệ: Data Scientist

 

Data Scientist sẽ thực hiện phân tích và diễn giải các dữ liệu phức tạp để giúp các tổ chức đưa ra các quyết định tốt hơn và kịp thời hơn. Các kỹ năng cần có của một nhà khoa học dữ liệu bao gồm:

 

  • Hiểu các thuật toán Deep Learning
  • Tạo mô hình dữ liệu
  • Thông thạo các ngôn ngữ như Python, R, SAS và các công cụ phân tích khác
  • Xác định các vấn đề kinh doanh và đưa ra các giải pháp phù hợp dựa vào dữ liệu

 

Mức lương hàng năm của một nhà khoa học dữ liệu có thể lên tới 150.000 đô la, khiến đây trở thành công việc được trả lương cao nhất vào năm 2021 và bản thân khoa học dữ liệu cũng trở thành một lĩnh vực mang lại nhiều cơ hội và tiềm năng gia tăng thu nhập cho những người đang hoặc mới bắt đầu tham gia làm việc trong ngành.

 

NHỮNG CHỨNG CHỈ BẠN CÓ THỂ SỞ HỮU ĐỂ THAM GIA VÀO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

 

Kể cả khi bạn là dân “tay ngang" từ các ngành khác chuyển sang, hay người trong ngành nhưng kĩ năng “lơ mơ", bạn cũng có thể sở hữu cho mình các chứng chỉ đào tạo tại các trung tâm thực hành ứng dụng như một minh chứng cho năng lực làm việc của mình đối với các nhà tuyển dụng.

 

Tham khảo ngay các lộ trình học phù hợp từ MCI:

 

 

 

Chương trình đào tạo: Phân tích dữ liệu, Khoa học dữ liệu, Kĩ sư dữ liệu, Lập trình ứng dụng.
Chất lượng nhất - Uy tín nhất - Nhiều học viên tin tưởng nhất
Hơn 8000 học viên ưu tú đã tốt nghiệp
Các khóa học

Đăng ký tư vấn khóa học

*Vui lòng nhập số điện thoại của bạn

*Vui lòng nhập họ tên của bạn

*Vui lòng chọn địa điểm học

*Vui lòng chọn giới tính

*Vui lòng chọn 1 trường


Các bài viết liên quan


Tại sao Power BI là công cụ không thể thiếu cho nhà phân tích dữ liệu?

Tìm hiểu lý do tại sao Power BI trở thành công cụ không thể thiếu cho nhà phân tích dữ liệu với các tính năng mạnh mẽ và lợi ích vượt trội.

So sánh PySpark và Pandas: Công cụ nào tốt hơn?

Trong kỷ nguyên dữ liệu bùng nổ, việc lựa chọn công cụ phân tích dữ liệu phù hợp đóng vai trò then chốt cho sự thành công của các doanh nghiệp. Hai ứng cử viên sáng giá trong lĩnh vực này chính là PySpark và Pandas, mỗi công cụ sở hữu những điểm mạnh và điểm yếu riêng biệt. Bài viết này sẽ so sánh chi tiết PySpark và Pandas, giúp bạn đưa ra lựa chọn sáng suốt cho nhu cầu phân tích dữ liệu của bản thân.

[MCI & PVcomBank] NÂNG TẦM KIẾN THỨC DOANH NGHIỆP VỚI KHÓA PYTHON

Buổi đào tạo doanh nghiệp thành công với khóa Python của PVcomBank và MCI Việt Nam

Các bài viết liên quan