Trang chủ>  Blog >  Kiến thức chuyên môn >  Tổng hợp những câu lệnh truy vấn SQL mà dân DA nào cũng nên biết!

Tổng hợp những câu lệnh truy vấn SQL mà dân DA nào cũng nên biết!


Là một Data Anaalyst bạn không thể không biết 7 câu lệnh truy vấn SQL dưới đây. Cùng MCI tìm hiểu các câu lệnh truy vấn SQL này là gì nhé?

  6,097 lượt xem

Nội dung bài viết

I. SQL là gì?

SQL là một ngôn ngữ tiêu chuẩn cho phép truy vấn cơ sở dữ liệu (database). SQL là chữ viết tắt của cụm từ Structured Query Language (Ngôn ngữ truy vấn cấu trúc). Cho phép bạn truy vấn và làm việc với database. Ngoài ra, SQL là một tiêu chuẩn ANSI (American National Standards Institute - Viện tiêu chuẩn Quốc gia Mỹ).

cau-lenh-truy-van-sql

* SQL làm được gì?

• SQL có thể thực hiện các truy vấn với một cơ sở dữ liệu

• SQL có thể lấy data từ một cơ sở dữ liệu.

• SQL có thể insert (nhập) record vào một cơ sở dữ liệu

• SQL có thể update (thêm) record vào một cơ sở dữ liệu

• SQL có thể delete (gỡ) record khỏi một cơ sở dữ liệu

• SQL có thể tạo cơ sở dữ liệu mới

• SQL có thể tạo bảng mới trong một cơ sở dữ liệu

• SQL có thể tạo phương thức lưu trữ trong một cơ sở dữ liệu

• SQL có thể tạo những cái nhìn trong một cơ sở dữ liệu

• SQL có thể thiết lập (set) quyền cho đối tượng, phương thức và cái nhìn.

II. Các câu lệnh cơ bản của SQL

1. Câu lệnh SELECT

SELECT là hàm được sử dụng để truy xuất dữ liệu từ một; hoặc nhiều bảng trong CSDL của SQL Server.

Cú pháp lệnh SELECT
Ở dạng cơ bản thì cú pháp của lệnh SELECT như sau:

SELECT "biểu thức"

FROM "bảng"

[WHERE "điều kiện "];

Ở định dạng tiêu chuẩn thì cú pháp của lệnh SELECT trong SQL Server sẽ là:

SELECT [ALL | DISTINCT]

[TOP (gia tri dau) [PERCENT] [WITH TIES]]

"Biểu thức"

FROM "bảng"

[WHERE "điều kiện "]

[GROUP BY "biểu thức "]

[HAVING "điều kiện "]

[ORDER BY "biểu thức" [ASC | DESC]] ;

Tên biến hoặc giá trị biến:

ALL: Tuỳ chọn. Trả lại toàn bộ các hàng phù hợp.

DISTINCT: Tuỳ chọn. Loại bỏ hoàn toàn những giá trị trùng lặp khỏi bộ kết quả.

TOP (gia tri dau): Tuỳ chọn. Nếu chỉ định cụ thể sẽ trả về các giá trị đầu tiên trong bộ kết quả dựa trên gia tri dau đã chon. Ví dụ TOP (10) sẽ trả về 10 hàng đầu tiên trong bộ kết quả.

PERCENT: Tuỳ chọn. Nếu chỉ định chi tiết thì số hàng sẽ dựa theo tỷ lệ phần trăm trên bộ kết quả (chỉ định bởi gia tri dau). Ví dụ TOP (10) PERCENT sẽ trả về top 10% kết quả đầu tiên trong bộ kết quả.

WITH TIES: Tuỳ chọn. Nếu chỉ định chi tiết thì những hàng nằm ở cuối bộ kết quả có giới hạn sẽ được trả về. Điều này sẽ khiến cho số hàng trả về lớn hơn giá trị TOP cho phép.

Biểu thức: Cột hay là giá trị tính tổng bạn muốn lấy về. Dùng * nếu muốn lấy toàn bộ các cột.

Bảng: Bảng mà bạn muốn lấy kết quả về. Phải có tối thiểu 1 bảng được hiển thị trong lệnh FROM.

WHERE "điều kiện ": Tuỳ chọn. Điều kiện mà kết quả trả về phải đạt được.

GROUP BY "biểu thức ": Tuỳ chọn. Thu thập dữ liệu từ nhiều bản ghi và sắp xếp kết quả theo một hoặc nhiều cột.

HAVING "điều kiện ": Tuỳ chọn. Dùng kết hợp với GROUP BY để xác định thứ tự các hàng trả về khi điều kiện được thoả mãn là TRUE.

ORDER BY "biểu thức ": Tuỳ chọn. Được dùng để lọc bộ kết quả. ASC sẽ lọc theo thứ tự tăng dần và DESC sẽ lọc theo thứ tự giảm dần.

2. Câu lệnh DISTINCT

Trong SQL Server (Transact-SQL); mệnh đề DISTINCT được sử dụng để loại trừ trùng lặp trong các kết quả trả về. Mệnh đề DISTINCT cũng được dùng trong lệnh SELECT.

Cú pháp mệnh đề DISTINCT
SELECT DISTINCT "biểu thức"

FROM "bảng"

[WHERE "điều kiện "];

Tên hằng số hoặc giá trị thay đổi
"biểu thức"

Cột hoặc giá trị tính mà bạn cần tạo
"bảng"

Bảng dùng để chứa bản ghi. Phải có ít nhất 1 bảng trong mệnh đề FROM.

WHERE "điều kiện"

Tuỳ chọn. Điều kiện mà bản ghi cần thoả mãn để được chọn.

Lưu ý:

Khi mệnh đề DISTINCT chỉ có 1 biểu thức; truy vấn sẽ trả về các giá trị duy nhất cho biểu thức đó.
Khi mệnh đề DISTINCT có nhiều hơn 1 biểu thức; truy vấn sẽ trả về tổ hợp duy nhất của từng biểu thức.
Trong SQL Server; mệnh đề DISTINCT không bỏ qua giá trị NULL. Vậy nên; khi sử dụng mệnh đề này trong truy vấn; kết quả trả về sẽ có cả giá trị NULL duy nhất.

3. Câu lệnh WHERE

Trong SQL Server (T-SQL); mệnh đề WHERE được sử dụng để lấy dữ liệu từ các lệnh SELECT; INSERT; UPDATE hoặc DELETE.

Cú pháp mệnh đề WHERE
WHERE "điều kiện ";

Tên của biến hoặc giá trị biến

Điều kiện – Là những điều kiện mà bản ghi cần đạt được để có thể chấp nhận.

4. Câu lệnh AND/OR

Khi kết hợp 2 điều kiện trên; cần phải nhớ sử dụng dấu ngoặc để cơ sở dữ liệu nhận biết chính xác thứ tự của mỗi điều kiện.

Cú pháp kết hợp điều kiện AND và điều kiện OR
WHERE "điều kiện 1"

AND "điều kiện 2"

...

OR "điều kiện n ";

Tên biến và giá trị biến
điều kiện 1, điều kiện 2. .. điều kiện n

Các điều kiện được sử dụng để xác minh liệu bản ghi có được chọn hay không.

Lưu ý:

Điều kiện AND và OR cho phép kiểm tra nhiều điều kiện
Đừng quên thứ tự thực hiện; xác minh bằng dấu ngoặc.

truy-van-sql

5. Câu lệnh IN

Điều kiện IN được sử dụng trong SQL Server (Transact-SQL); nhằm hạn chế việc phải dùng quá nhiều điều kiện OR trong các lệnh SELECT; INSERT; UPDATE hoặc DELETE.

Cú pháp điều kiện IN biểu thức IN (giá trị 1, giá trị 2, . .. giá trị n);

Tên hàm hoặc giá trị biến
biểu thức

Giá trị để kiểm tra
giá trị 1, giá trị 2, . .. giá trị n

Các giá trị để kiểm tra với biểu thức

Lưu ý:

Điều kiện IN trong SQL Server sẽ trả về các bản ghi khi biểu thức có giá trị là giá trị 1; giá trị 2; . .. hoặc giá trị n.
Điều kiện IN trong SQL Server thường được gọi là toán tử IN.

6. Câu lệnh BETWEEN

Trong SQL Server (Transact-SQL); điều kiện BETWEEN được sử dụng để truy xuất giá trị trong một khoảng; trong lệnh SELECT; INSERT; UPDATE hoặc DELETE.

Cú pháp điều kiện BETWEEN

bieu thuc BETWEEN giatri1 AND giatri2;

Tên biến hoặc giá trị biến
bieu thuc
cột hoặc trường tương ứng
giatri1 và giatri2
các giá trị tạo thành khoảng mà bieu thuc sẽ so sánhgồm tất cả 2 giá trị đầu cuối.

Lưu ý:

Điều kiện BETWEEN sẽ trả về toàn bộ những bản ghi mà lại bieu thuc đối chiếu trong khoảng từ giatri1 tới giatri 2; tất cả 2 giá trị đầu cuối.

7. Câu lệnh SQL LIKE

Điều kiện LIKE trong SQL Server (Transact-SQL) cho phép sử dụng wildcard (các ký hiệu đại diện) trong mệnh đề WHERE ở các lệnh SELECT; INSERT; UPDATE và DELETE; dùng để so sánh mẫu.

Cú pháp điều kiện LIKE "biểu thức" LIKE "mẫu" [ESCAPE ‘ Escape Character ’]

Tên biến hoặc giá trị biến
biểu thức

Biểu thức kí tự theo hàng hoặc trường thông tin.
mẫu

BIểu thức kí tự có chứa  mẫu. Các mẫu được chọn từ danh sách dưới đây.

Kí hiệu đại diện -
Giải thích: 
% - tìm chuỗi kí tự với bất kỳ độ dài nào (bao gồm cả độ dài 0)
tìm một kí tự
[^] - tìm bất kỳ kí tự nào không  trong dấu [^] (ví dụ [^ abc] sẽ tìm bất kỳ kí tự nào không phải là a, b hoặc c)

Trên đây là 7 câu lệnh truy vấn được các nhà phân tích dữ liệu thường dùng. Việc sử dụng SQL không hề khó và không cần bất cứ kinh nghiệm về IT, Code chúng ta cũng làm được. Hy vọng qua bài viết này sẽ đưa lại thêm nhiều kiến thức cho bạn có thể vững bước hơn trên con đường dữ liệu. 

Chúc các bạn thành công!

 

 

 

Chương trình đào tạo: Phân tích dữ liệu, Khoa học dữ liệu, Kĩ sư dữ liệu, Lập trình ứng dụng.
Chất lượng nhất - Uy tín nhất - Nhiều học viên tin tưởng nhất
Hơn 8000 học viên ưu tú đã tốt nghiệp
Các khóa học

Đăng ký tư vấn khóa học

*Vui lòng nhập số điện thoại của bạn

*Vui lòng nhập họ tên của bạn

*Vui lòng chọn địa điểm học

*Vui lòng chọn giới tính

*Vui lòng chọn 1 trường


Các bài viết liên quan


Tìm hiểu: Câu lệnh select trong SQL

Tìm hiểu cách sử dụng câu lệnh SELECT trong SQL để truy xuất dữ liệu từ cơ sở dữ liệu với cú pháp dễ hiểu và ví dụ minh họa chi tiết.

Khai phá dữ liệu với SQL: Hướng dẫn cho người mới bắt đầu

Việc khai thác dữ liệu hiệu quả là rất quan trọng để ra quyết định chính xác. SQL (Structured Query Language) là công cụ chủ chốt giúp bạn thực hiện điều này bằng cách quản lý và phân tích dữ liệu. Bài viết này cung cấp hướng dẫn cơ bản về cách để khai phá dữ liệu với SQL hiệu quả, từ các câu lệnh đơn giản đến các kỹ thuật phân tích nâng cao, dành cho những người mới bắt đầu.

Phân tích Dữ liệu và Hiểu biết Khách hàng: Tối ưu hóa Trải nghiệm Người dùng

Phân tích dữ liệu là quá trình tổng hợp, xử lý, đánh giá và giải thích các dữ liệu liên quan đến hành vi của khách hàng, bao gồm lịch sử giao dịch, hoạt động trên trang web, tương tác với sản phẩm hoặc dịch vụ, đánh giá về chất lượng và sự hài lòng, và nhiều yếu tố khác. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng phân tích dữ liệu để hiểu rõ hơn về hành vi của khách hàng. Chúng tôi hy vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn kiến thức và kỹ năng cần thiết để phát triển doanh nghiệp của bạn.

Các bài viết liên quan