Trang chủ>  Blog >  Chia sẻ kinh nghiệm >  TỔNG HỢP POWER BI DASHBOARD DÀNH CHO NGÀNH TÀI CHÍNH

TỔNG HỢP POWER BI DASHBOARD DÀNH CHO NGÀNH TÀI CHÍNH


Trong ngành tài chính, việc quản lý và theo dõi dữ liệu một cách hiệu quả là vô cùng quan trọng. Dashboard là công cụ hữu ích giúp các chuyên gia tài chính tổng hợp, phân tích và trình bày dữ liệu một cách rõ ràng và trực quan. Bài viết này sẽ tổng hợp và giới thiệu những dashboard templates phổ biến nhất dành cho ngành tài chính, giúp bạn dễ dàng lựa chọn và áp dụng để tối ưu hóa quy trình làm việc, cải thiện hiệu suất và đưa ra các quyết định chiến lược dựa trên dữ liệu chính xác.

  1,380 lượt xem

Nội dung bài viết

Dashboard là một công cụ trực quan giúp hiển thị dữ liệu và các chỉ số quan trọng một cách nhanh chóng và dễ hiểu. Nó thường được sử dụng trong các lĩnh vực như kinh doanh, quản lý, tài chính và công nghệ thông tin để theo dõi và phân tích hiệu suất, xu hướng, và các yếu tố quan trọng khác của một dự án hoặc doanh nghiệp. Dashboard giúp các nhà quản lý và nhân viên dễ dàng theo dõi, nắm bắt thông tin cần thiết, và phát hiện sớm các vấn đề hoặc xu hướng bất thường để có thể đưa ra các biện pháp điều chỉnh kịp thời.

Sau đây, Học viện MCI xin gửi tới các bạn TOP 5 DASHBOARD TEMPLATES các bạn DÂN TÀI CHÍNH có thể áp dụng để đưa ra các phân tích dựa trên dữ liệu thu thập được. 

1. Cash Management Dashboard (Quản trị dòng tiền)

Báo cáo quản trị dòng tiền đưa ra một cái nhìn tổng quan về tính thanh khoản và dòng tiền hiện tại của doanh nghiệp. Qua đó bạn có thể tối ưu hóa quy trình xử lý các khoản phải trả và các khoản phải thu. Cụ thể, nó cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan rõ ràng nhất về tỷ số thanh toán nhanh, tỷ số thanh toán hiện thời, số dư tiền mặt và các khoản nợ còn lại của doanh nghiệp.

Tỷ số thanh toán hiện hành là mối quan hệ giữa nợ ngắn hạn và tài sản ngắn hạn. Chỉ số này thể hiện sự linh hoạt của doanh nghiệp trong việc sử dụng tiền để chi trả các khoản mua và khoản nợ. Tỷ số thanh toán nhanh thể hiện khả năng doanh nghiệp có thể thanh toán các khoản vay ngắn hạn bằng những tài sản có tính thanh khoản cao như tiền và các khoản tương đương tiền. Hai chỉ số trên bị ảnh hưởng rất lớn bởi 2 yếu tố: vòng quay khoản phải trả và vòng quay khoản phải thu. 

2. Financial KPIs Dashboard (KPIs Tài chính)

Financial KPI Dashboard cung cấp bức tranh tổng quan về các KPI nổi bật nhất, áp dụng hữu ích cho tất cả các doanh nghiệp trong quá trình quản trị và vận hành. Với Dashboard này, doanh nghiệp sẽ trả lời được các câu hỏi liên quan đến tính thanh khoản, hoá đơn, vốn và sự ổn định tài chính của doanh nghiệp. 

Dashboard bắt đầu với các chỉ số về vốn lưu động (Current Working Capital) bao gồm tài sản ngắn hạn (Current Assets) và nợ ngắn hạn (Current Liabilities). Những chỉ số này có thể đưa ra kết luận ngay lập tức về tính thanh khoản, hiệu quả vận hành và sức khỏe tài chính trong thời gian ngắn. Vốn lưu động cho biết tiềm năng đầu tư và phát triển, cũng như nguy cơ phá sản của doanh nghiệp bạn.

Phần trung tâm của bảng điều khiển này tập trung vào vòng quay tiền mặt (Cash Conversion Cycle - CCC) trong 3 năm. Qua biểu đồ, trong vòng 3 năm, doanh nghiệp trên đã chuyển đổi đầu tư, hàng tồn kho và tài nguyên của mình thành dòng tiền mặt một cách hiệu quả.

Cuối cùng là các chỉ số về biên lợi nhuận ròng, tỷ số thanh toán nhanh và tỷ số thanh toán hiện hành, chênh lệch ngân sách. Tỷ số thanh toán nhanh và tỷ số thanh toán hiện hành sẽ cho doanh nghiệp biết tính thanh khoản của doanh nghiệp trong khi biên lợi nhuận ròng là một trong những chỉ số quan trọng nhất về tình hình và sức khoẻ tài chính của doanh nghiệp. Phần sai lệch ngân sách cho biết liệu lợi nhuận là dương hay âm. Những lỗi sai trong quá trình lập ngân sách có thể dẫn đến thay đổi trong chênh lệch ngân sách.

3. Profit & Loss Dashboard (Lãi và Lỗ)

Profit and Loss Dashboard (Lãi và Lỗ) cung cấp một cái nhìn tổng quát dễ hiểu về báo cáo lãi lỗ từ doanh thu cho đến lợi nhuận ròng. Dashboard tập trung vào bốn chỉ số tài chính quan trọng: biên lợi nhuận gộp, tỷ lệ chi phí hoạt động (OPEX), biên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, và biên lợi nhuận ròng. Bên cạnh đó, Dashboard cũng cung cấp phân tích chi tiết về bốn chỉ số phụ của báo cáo lãi lỗ tổng thể.

Bên cạnh báo cáo hoạt động kinh doanh như doanh thu, lợi nhuận, v.v…, Dashboard trên còn thể hiện các chỉ số quan trọng về sức khỏe tài chính và lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là một thước đo công bằng và đáng tin cậy để đánh giá hiệu suất tài chính của một doanh nghiệp. Với Dashboard này, bạn dễ dàng xem xét và giám sát dữ liệu để theo sát thời gian thực, từ đó giúp bạn đưa ra các quyết định phù hợp và đúng lúc.

4. Actual vs Forecast Financial Dashboard (Thực tế so với Dự báo)

Actual vs Forecast Financial Dashboard xem xét ba chỉ tiêu chính: doanh thu, chi phí và lợi nhuận ròng trong vòng 12 tháng. Mỗi chỉ số này bao gồm những dữ liệu thực tế và dự báo, cũng như độ lệch chuẩn giữa hai giá trị. Tuy nhiên, cách phân tích độ lệch chuẩn cũng phụ thuộc vào cách doanh nghiệp tiếp cận quy trình dự báo và ngân sách của mình. 

5. Financial Performance Dashboard (Hiệu suất Tài chính)

Financial Performance Dashboard (Hiệu suất Tài chính) cung cấp một cái nhìn tổng quan về cách chi tiêu vốn và các chỉ số chính trên bảng cân đối kế toán. Dashboard được phân thành bốn yếu tố trực quan chính: Lợi nhuận trên tài sản (ROA), Nhu cầu vốn lưu động (WCR), lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ lệ nợ vốn (DER). Bốn chỉ số chính này đưa ra cái nhìn ngay lập tức về xu hướng quản lý tài sản của doanh nghiệp. 

Việc theo dõi sát sao các chỉ số này đảm bảo doanh nghiệp có thể kiểm soát những khía cạnh tài chính cực kỳ quan trọng. Nếu không phân tích dữ liệu kỹ càng có thể dẫn đến các khoản lỗ không mong đợi, phá sản hay mất khách hàng và tài sản. Hơn nữa, ROA là một thước đo quan trọng để đánh giá thành công của doanh nghiệp và là một chỉ số quan trọng cho các nhà đầu tư tiềm năng.

 

Trên đây là TOP 5 DASHBOARD TEMPLATES dành cho DÂN TÀI CHÍNH. MCI hy vọng bạn có thể tham khảo, áp dụng và sáng tạo thêm các templates cho những phân tích của riêng bạn. Hãy tiếp tục theo dõi Học viện Công nghệ MCI để cập nhật những bài đăng mới nhất!

Chương trình đào tạo: Phân tích dữ liệu, Khoa học dữ liệu, Kĩ sư dữ liệu, Lập trình ứng dụng.
Chất lượng nhất - Uy tín nhất - Nhiều học viên tin tưởng nhất
Hơn 8000 học viên ưu tú đã tốt nghiệp
Các khóa học



Đăng ký tư vấn khóa học

*Vui lòng nhập số điện thoại của bạn

*Vui lòng nhập họ tên của bạn

*Vui lòng chọn địa điểm học

*Vui lòng chọn giới tính

*Vui lòng chọn 1 trường


Các bài viết liên quan


Excel và Power BI trong phân tích tài chính

Với sự hỗ trợ của Excel và Power BI, công việc phân tích tài chính trở nên chính xác và hiệu quả hơn.

[MCI x HONDA TRADING] BUỔI ĐÀO TẠO DOANH NGHIỆP KHÓA POWER BI ĐƯỢC HỌC VIỆN MCI TỔ CHỨC THÀNH CÔNG

Buổi đào tạo khóa học Power BI giữa doanh nghiệp Honda Trading và học viện MCI được tổ chức thành công

[MCI x JABIL] TỔ CHỨC THÀNH CÔNG BUỔI ĐÀO TẠO DOANH NGHIỆP KHÓA POWER BI

Buổi đào tạo doanh nghiệp khóa học Power BI giữa Công ty TNHH Jabil Việt Nam và Học viện MCI

Các bài viết liên quan