Các Phương Thức Làm Việc Với Kiểu Dữ Liệu Chuỗi String Trong Python (Phần 2)
Trong Phần 1 của bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm và các cách làm việc với dữ liệu kiểu chuỗi - string trong Python và một số hàm thông dụng với string. Trong phần 2, hãy cùng tìm hiểu thêm nhiều hàm và phương thức làm việc với string trong python nhé!
Nội dung bài viết
Trong Phần 1 của bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm và các cách làm việc với dữ liệu kiểu chuỗi - string trong Python và một số hàm thông dụng với string.
Trong phần 2, hãy cùng tìm hiểu thêm nhiều hàm và phương thức làm việc với string trong python nhé!
Phương thức isalnum() trong string trong python
Hàm isalnum() trong string trong python có tác dụng kiểm tra xem một chuỗi có chứa duy nhất các kí tự chữ và số hay không. Nếu điều kiện đúng tức là chuỗi chỉ chứa các kí tự hoặc số, hàm sẽ trả về giá trị True. Nếu chuỗi chứa các kí tự khác chữ và số, hàm sẽ trả về giá trị false.
Ví dụ 1:
x=’mcivietnam.com'
print(x.isalnum());
>>>Kết quả là: False
Ví dụ 2:
x=’mcivietnam2021'
print(x.isalnum());
>>>Kết quả là: True
Phương thức isalpha() trong string trong python
Hàm isalpha() trong string trong python có tác dụng kiểm tra xem một chuỗi có chứa duy nhất ký tự là chữ hay không. Nếu điều kiện đúng, hàm sẽ trả về giá trị True, nếu điều kiện sai, hàm sẽ trả về giá trị False.
Ví dụ 1:
x= ‘mcivietnam'
print(x.isalpha());
>>>Kết quả là: True
Ví dụ 2:
x= ‘mcvietnam2021’
print(x.isalpha());
>>>Kết quả là: False
Phương thức isdigit() trong string trong python
Hàm isdigit() trong string trong python có tác dụng kiểm tra xem một chuỗi có chứa duy nhất ký tự là số hay không. Nếu điều kiện đúng, hàm sẽ trả về giá trị True, nếu điều kiện sai, hàm sẽ trả về giá trị False.
#Ví dụ 1:
x= ‘mcivietnam2021'
print(x.isdigit());
>>>Kết quả là: False
#Ví dụ 2:
x= ‘2021’
print(x.isdigit());
>>>Kết quả là: True
Phương thức islower() trong string trong python
Hàm islower() trong string trong python có tác dụng kiểm tra xem tất cả các kí tự là chữ trong chuỗi có phải là kí tự viết thường hay không. Nếu điều kiện đúng, hàm sẽ trả về giá trị True, nếu điều kiện sai, hàm sẽ trả về giá trị False. Nếu chuỗi không có kí tự nào là chữ hàm sẽ trả về giá trị False.
#Ví dụ 1:
x= ‘mcivietnam2021'
print(x.islower());
>>>Kết quả là: True
#Ví dụ 2:
x= ‘2021’
print(x.islower());
>>>Kết quả là: False
Phương thức isupper() trong string trong python
Hàm isupper() trong string trong python có tác dụng kiểm tra xem tất cả các kí tự là chữ trong chuỗi có phải là kí tự viết hoa hay không. Nếu điều kiện đúng, hàm sẽ trả về giá trị True, nếu điều kiện sai, hàm sẽ trả về giá trị False. Nếu chuỗi không có kí tự nào là chữ hàm sẽ trả về giá trị False.
#Ví dụ 1:
x= ‘MCIVIETNAM2021'
print(x.isupper());
>>>Kết quả là: True
#Ví dụ 2:
x= ‘2021’
print(x.isupper());
>>>Kết quả là: False
#Ví dụ 3:
x=’Mcivietnam2021’
print(x.isupper());
>>>Kết quả là: False
Phương thức isnumeric() trong string trong python
Hàm isnumeric() trong string trong python có tác dụng kiểm tra xem tất cả các kí tự trong chuỗi có phải là số hay không. Nếu điều kiện đúng, hàm sẽ trả về giá trị True, nếu điều kiện sai, hàm sẽ trả về giá trị False.
#Ví dụ 1:
x= ‘mcivietnam2021'
print(x.isnumeric());
>>>Kết quả là: False
#Ví dụ 2:
x= ‘2021’
print(x.isnumeric());
>>>Kết quả là: True
Phương thức isspace() trong string trong python
Hàm isspace() trong string trong python có tác dụng kiểm tra xem tất cả các kí tự trong chuỗi có phải là khoảng trắng hay không. Nếu điều kiện đúng, hàm sẽ trả về giá trị True, nếu điều kiện sai, hàm sẽ trả về giá trị False.
#Ví dụ 1:
x= ‘mcivietnam 2021'
print(x.isspace());
>>>Kết quả là: False
#Ví dụ 2:
x= ‘ ’
print(x.isspace());
>>>Kết quả là: True
Phương thức istitle() trong string trong python
Hàm istitle() trong string trong python có tác dụng kiểm tra xem một chuỗi có phải là chuỗi tiêu đề hay không. Một chuỗi tiêu đề là chuỗi là các chữ cái đầu trong chuỗi đều được viết in hoa. Nếu điều kiện đúng, hàm sẽ trả về giá trị True, nếu điều kiện sai, hàm sẽ trả về giá trị False.
#Ví dụ 1:
x= ‘mci viet nam'
print(x.istitle());
>>>Kết quả là: False
#Ví dụ 2:
x= ‘Mci Viet Nam’
print(x.istitle());
>>>Kết quả là: True
Phương thức isnumeric() trong string trong python
Hàm isnumeric() trong string trong python có tác dụng kiểm tra xem tất cả các kí tự trong chuỗi có phải là số hay không. Nếu điều kiện đúng, hàm sẽ trả về giá trị True, nếu điều kiện sai, hàm sẽ trả về giá trị False.
#Ví dụ 1:
x= ‘mcivietnam2021'
print(x.isnumeric());
>>>Kết quả là: False
#Ví dụ 2:
x= ‘2021’
print(x.isnumeric());
>>>Kết quả là: True
Phương thức join() trong string trong python
Hàm join() trong string trong python có tác dụng nối chuỗi các biểu diễn chuỗi của các phần tử trong dãy sequence thành một chuỗi.
#Ví dụ 1:
x1= ‘*’
x2= ‘mcivietnam'
print(x1.join(x2));
>>>Kết quả là: m*c*i*v*i*e*t*n*a*m
#Ví dụ 2:
x1= ‘-’
x2= [‘M’, ‘C’, ‘I’]
print(x1.join(x2));
>>>Kết quả là: M-C-I
Phương thức len() trong string trong python
Hàm len() trong string trong python trả về số kí tự có trong chuỗi (hay độ dài của chuỗi)
#Ví dụ 1:
x= ‘mcivietnam'
print(len(x));
>>>Kết quả là: 10
Phương thức ljust(length, char) trong string trong python
Hàm ljust(length, char) trong string trong python có tác dụng trả về một chuỗi mới có số kí tự là length đã được định sẵn từ chuỗi cho trước. Nếu chuỗi cho trước có số kí tự nhỏ hơn length thì sẽ bù các ký tự char vào bên phải của chuỗi mới.
#Ví dụ 1:
x= ‘mcivietnam’
print(x.ljust(12, “*”));
>>>Kết quả là: mcivietnam**
Phương thức rjust() trong string trong python
Hàm rjust() trong string trong python có tác dụng giống với hàm ljust chỉ khác là nếu chuỗi cho trước có số ký tự nhỏ hơn length thì sẽ bù các ký tự char vào bên phải của chuỗi mới.
#Ví dụ 1:
x= ‘mcivietnam’
print(x.rjust(12, “*”));
>>>Kết quả là: **mcivietnam
Phương thức lower() trong string trong python
Hàm lower() trong string trong python có tác dụng chuyển đổi tất cả các ký tự chữ trong chuỗi về dạng chữ thường.
#Ví dụ 1:
x= ‘MCIvietnam’
print(x.lower());
>>>Kết quả là: mcivietnam
Phương thức upper() trong string trong python
Hàm upper() trong string trong python có tác dụng chuyển đổi tất cả các ký tự chữ trong chuỗi về dạng chữ in hoa.
#Ví dụ 1:
x= ‘mcivietnam’
print(x.upper());
>>>Kết quả là: MCIVIETNAM
Phương thức lstrip(char) trong string trong python
Hàm lstrip(char) trong string trong python được dùng để loại bỏ các kí tự char ở đầu của chuỗi. Nếu để trống, giá trị mặc định của char là khoảng trắng (dấu cách).
#Ví dụ 1:
x= ‘@@mcivietnam’
print(x.lstrip(“@”));
>>>Kết quả là: mcivietnam
Phương thức rstrip(char) trong string trong python
Hàm rstrip(char) trong string trong python có chức năng giống với hàm lstrip(), chỉ khác là nó sẽ loại bỏ ký tự ở cuối của chuỗi.
#Ví dụ 1:
x= ‘mcivietnam@@’
print(x.rstrip(“@”));
>>>Kết quả là: mcivietnam
Phương thức rfind() trong string trong python
Hàm rfind() trong string trong python chức năng giống hàm find() chỉ khác là nó sẽ trả về vị trí của chuỗi/kí tự cuối cùng tìm được trong chuỗi.
#Ví dụ 1:
x= ‘hellovietnam’
print(x.rfind(“e”));
>>>Kết quả là: 7
#Nếu dùng hàm find, chúng ta sẽ nhận kết quả là 1.
Phương thức rindex() trong string trong python
Hàm rindex() trong string trong python chức năng giống hàm index() chỉ khác là nó sẽ trả về vị trí của chuỗi/kí tự cuối cùng tìm được trong chuỗi.
#Ví dụ 1:
x= ‘hellovietnam’
print(x.rindex(“e”));
>>>Kết quả là: 7
#Nếu dùng hàm index, chúng ta sẽ nhận kết quả là 1.
Phương thức replace() trong string trong python
Hàm replace() trong string trong python chức năng tìm và thay thế chuỗi cần tìm bằng một chuỗi mới.
Cú pháp hàm replace: string(old, new, max)
Trong đó:
- old là chuỗi cần tìm kiếm trong chuỗi.
- new là chuỗi mới cần thay thế cho chuỗi vừa tìm được
- max là số lượng từ tối đa có thể thay thế
#Ví dụ 1:
x= ‘hellohellovietnam’
print(x.replace(“hello”, “Xinchao", 1));
>>>Kết quả là: Xinchaohellovietnam
Phương thức max() trong string trong python
Hàm max() trong string trong python chức năng trả về chữ cái xuất hiện trong chuỗi và có thứ tự sắp xếp ở vị trí cuối cùng trong bảng chữ cái alphabet so với các chữ cái còn lại.
#Ví dụ 1:
x= ‘hellovietnam’
print(x.max());
>>>Kết quả là: v
Phương thức min() trong string trong python
Hàm min() trong string trong python chức năng trả về chữ cái xuất hiện trong chuỗi và có thứ tự sắp xếp ở vị trí đầu tiên trong bảng chữ cái alphabet so với các chữ cái còn lại.
#Ví dụ 1:
x= ‘hellovietnam’
print(x.min());
>>>Kết quả là: a
Phương thức title() trong string trong python
Hàm title() trong string trong python chức năng chuyển đổi chuỗi sang sạng tiêu đề (các từ được viết hoa chữ cái đầu).
#Ví dụ 1:
x= ‘hello vietnam’
print(x.title());
>>>Kết quả là: Hello Vietnam
Phương thức swapcase() trong string trong python
Hàm swapcase() trong string trong python chức năng chuyển đổi ngược từ chữ thường thành chữ in hoa và từ chữ in hoa sang chữ thường cho các kí tự trong chuỗi.
#Ví dụ 1:
x= ‘HelloVietnam’
print(x.swapcase());
>>>Kết quả là: hELLOvIETNAM
Phương thức zfill() trong string trong python
Hàm zfill() trong string trong python chức năng giống với hàm ljust() - thêm các kí tự vào đầu mỗi chuỗi. Tuy nhiên, nó không thể thêm các kí tự tuỳ chỉnh mà chỉ có thể thêm số 0 vào đầu mỗi chuỗi.
#Ví dụ 1:
x= ‘hellovietnam’
print(x.zfill(14));
>>>Kết quả là: 00helloivietnam
Phương thức isdecimal() trong string trong python
Hàm isdecimal() trong string trong python được dùng để kiểm tra xem chuỗi có chứa duy nhất các số thập phân hay không. Nếu điều kiện đúng, hàm trả về giá trị True, nếu điều kiện sai, hàm trả về giá trị False.
#Ví dụ 1:
x= ‘mcivietnam2021’
print(x.isdecimal());
>>>Kết quả là: False
#Ví dụ 2:
x=’06032020’
print(x.isdecimal());
>>>Kết quả là: True
Phương thức split(char, max) trong string trong python
Hàm split() trong string trong python được dùng để tách các mảng trong chuỗi bởi các char.
Cú pháp: string.split(char, max)
Trong đó:
- Char là ký tự bạn tìm và bắt đầu tách chuỗi thành các mảng từ ký tự đó. Giá trị mặc định của char là khoảng trắng
- Max là số lần cắt tối đa
#Ví dụ 1:
x= ‘mci viet nam’
print(x.split());
>>>Kết quả là: [‘mci’, ‘viet’, ‘nam’]
#Ví dụ 2:
x= ‘mcivietnam'
print(x.split(“i", 2));
>>>Kết quả là: [‘mc’, ‘v’, ‘et nam']
Phương thức splitlines(char, max) trong string trong python
Hàm splitlines() trong string trong python được dùng để tách chuỗi thành các mảng bởi các ký tự \n
Cú pháp: string.splitlines(max)
Trong đó:
- Max là số lần cắt tối đa
#Ví dụ 1:
x= ‘mci\nviet\nnam’
print(x.splitlines());
>>>Kết quả là: [‘mci’, ‘viet’, ‘nam’]
Phương thức startswith() trong string trong python
Hàm startswith() trong string trong python được dùng để kiểm tra xem một chuỗi/khoảng chuỗi/chuỗi con có được bắt đầu bằng một ký từ nào đó hay không. Nếu điều kiện đúng, hàm trả về giá trị True, nếu điều kiện sai, hàm trả về giá trị False.
Cú pháp: string.startswith(str, start, end)
Trong đó:
- str là chuỗi/khoảng chuỗi/chuỗi con cần kiểm tra điều kiện
- start là chỉ số bắt đầu của chuỗi cần kiểm tra. Giá trị mặc định của start bằng 0.
- end là chỉ số kết thúc của chuỗi cần kiểm tra. Giá trị mặc định của end bằng len() của chuỗi
#Ví dụ 1:
x= ‘mcivietnam’
print(x.startswith(“m” ));
>>>Kết quả là: True
#Ví dụ 2:
x= ‘mcivietnam'
print(x.startswith(“u", 4, 10));
>>>Kết quả là: False
Phương thức marketrans() và hàm translate() trong string trong python
Hàm maketrans() và hàm translate() trong string trong python được dùng kết hợp với nhau để tạo ra các translation cho chuỗi và thực thi translation đó.
Cú pháp:
Hàm: string.marketrans(in, out)
- in là chuỗi cần tìm
- out là chuỗi cần thay thế
Hàm: string.translate()
Hơi khó hiểu nên bạn hãy xem xét ví dụ dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.
#Ví dụ:
inputs= ‘abcdefghijklmnopqrstuxyz'
outputs= ‘ABCDEFGHIJKLMNOPQRSTUXYZ’
x= ‘mcivietnam'
x1=x.marketrans(inputs, outputs)
print(x1.translate(x1))
>>>Kết qủa là: MCIVIETNAM
Vậy là chúng ta đã cùng tìm hiểu rất nhiều phương thức xử lý chuỗi string trong python, bạn có thể đọc lại phần 1 của bài viết này tại đây nhé!
Các khóa học
- Data Engineer Track Specialized
- Combo Data Engineering Professional Hot
- Advanced AWS Cloud Data Engineer Specialized
- AWS Data Engineer for Beginners Specialized
- Combo Python Level 1 & Level 2 Bestseller
- Business Intelligence Track Hot
- Data Science Track Bestseller
- Data Analyst Professional (Data Analyst with Python Track) Bestseller
- RPA UiPath Nâng Cao: Chiến Thuật Automation Cho Chuyên Gia Specialized
- RPA UiPath cho Người Mới Bắt Đầu: Thành Thạo Automation Chỉ Trong 1 Ngày Specialized
- Business Analyst Fast Track Bestseller
- Combo Business Analyst Level 1 & Level 2 Bestseller
- Business Analyst for Beginners Bestseller
Đăng ký tư vấn khóa học
*Vui lòng nhập số điện thoại của bạn
*Vui lòng nhập họ tên của bạn
*Vui lòng chọn giới tính
*Vui lòng chọn 1 trường