Tổng Hợp 03 Câu Lệnh Quan Trọng Về If Trong Python
Các câu lệnh If trong python. dùng lệnh if, if... else, if… elif...else trong Python.
Nội dung bài viết
Tổng hợp các lệnh If trong python.
Trong bài viết lần trước chúng ta đã được tìm hiểu về một số hàm trong Python. Và ở bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau khám phá lệnh if trong Python nhé!
Trong các bài viết trước, MCI đã cung cấp cho bạn về các hàm trong Python như hàm def, function. Ở bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu khái niệm, cách dùng của một trong những câu lệnh phố biển nhất trong ngôn ngữ lập trình Python đó là lệnh if trong Python.
1. Khái niệm lệnh if trong Python
Khi chúng ta muốn thực thi một đoạn code chỉ khi nó thỏa mãn điều kiện nào đó thì việc ra quyết định là cần thiết. Và lệnh if trong Python chính là được sử dụng cho mục đích này. Ở các phần tiếp theo dưới đây, chúng ta sẽ được tìm hiểu rõ hơn về các câu lệnh if trong Python.
2. Cấu trúc lệnh if trong Python
Cú pháp để thực hiện câu lệnh if trong python như sau:
if điều kiện
khối lệnh
Khi thiết lập hàm if được như trên, điều kiện sẽ được đánh giá True (Đúng) hoặc False (Sai). Nếu điều kiện True thì các khối lệnh sẽ được thực hiện, và ngược lại nếu điều kiện False thì không khối lệnh nào được thực hiện.
Trong ngôn ngữ Python, khối lệnh của lệnh if bắt đầu với một khoảng được viết thụt lề vào trong và kết thúc lệnh if khi gặp dòng không thụt lề đầu tiên.
Ví dụ:
# Nếu là số âm sẽ in thông điệp thích hợp
num = -1
if num < 0:
print (num, “là số âm.”)
print (“Câu này luôn được in.”)
num = 8
if num < 0:
print (num, “là số âm.”)
print (“Câu này luôn được in.”)
#Khi thực thi câu lệnh if trong Python trên ta ra được kết quả là:
-1 là số âm.
Câu này luôn được in.
Câu này luôn được in.
Trong ví dụ ở trên, khối lệnh của if trong python được thực hiện triển khai khi thoả mãn đúng điều kiện num < 0. Khi num bằng -1, thoả mãn đúng điều kiện, khối lệnh if trong python được thực hiện và ngược lại khi num bằng 8 không thoả mãn điều kiện và chương trình thực hiện lệnh print() cuối cùng.
Lệnh print() không được viết thụt lề thể hiện rằng lệnh này nằm ngoài khối lệnh if vậy nên sẽ được thực thi dù cho điều kiện đưa ra có được thoả mãn hay không.
3. Lệnh if… else trong python
Cấu trúc lệnh:
If điều kiện:
Khối lệnh của if
Else:
Khối lệnh của else
Lệnh if…else trong python sẽ kiểm tra điều kiện và thực hiện lệnh if nếu điều kiện của if là đúng và ngược lại sẽ thực hiện lệnh else nếu điều kiện if sai. Việc thụt đầu dòng nhằm được sử dụng để tách các khối lệnh.
4. Lệnh if - elif - else trong Python
if điều kiện:
Khối lệnh của if
elif test expression:
Khối lệnh của elif
else:
Khối lệnh của else
Cụm từ "elif" là từ ghép của else và if, cú pháp lệnh elif cho phép chúng ta kiểm tra với nhiều điều kiện trong python.Nếu điều kiện là sai, chương trình sẽ tiếp tục kiểm tra điều kiện của khối elif tiếp theo và cứ như vậy cho đến hết. Khi tất cả các điều kiện đều sai thì câu lệnh sẽ thực thi khối lệnh của else.
Ví dụ:
x = int(input("Nhap so bat ky: "))
if x < 0:
x = 0
print('So am')
elif x == 0:
print('So 0')
elif x == 1:
print('So 1')
else:
print('So duong')
Kết quả thu được sẽ là:
Nếu x là số âm thì in ra màn hình: "So am".
Nếu x = 0 thì sẽ in: "So 0".
Nếu x = 1 thì sẽ in: "So 1".
Nếu cả 3 điều kiện trên đều sai thì in: "So duong".
5. Lệnh if lồng trong Python
Nói một cách đơn giản nhất lệnh if lồng trong python được hiểu là lệnh cho phép bạn lồng thêm một hoặc nhiều điều kiện khác, không bị giới hạn bởi số lần lồng bằng các khối lệnh if-else và if-elif-else. Với mục đích nhằm kiểm tra điều kiện khác trong khi một điều kiện đã được ước lượng là true.
Tuy nhiên lệnh này rất dễ gây rối mắt nếu bạn lồng quá nhiều vì điều duy nhất để nhận diện mức độ lồng là thụt vào đầu dòng. Nếu bạn thụt quá nhiều dễ gây nhầm lẫn, nên hạn chế hết mức việc sử dụng quá nhiều lệnh này.
Ví dụ 1:
var = 10
if var < 100:
print "Gia tri bieu thuc nho hon 100"
if var == 80:
print "Do la 80"
elif var == 50:
print "Do la 50"
elif var == 10:
print "Do la 10"
elif var < 25:
print "Gia tri bieu thuc la nho hon 25"
else:
print "Khong tim thay bieu thuc true"
print "Good bye!"
Sau khi thực hiện đoạn code trên, chúng ta sẽ thu được kết quả trả về như sau:
Gia tri bieu thuc nho hon 100
Do la 10
Good bye!
Ví dụ 2:
Thực hiện khai báo và ra điều kiện với các câu lệnh sau:
num = float(input("Nhập một số: "))
if num >= 0:
if num == 0:
print(“Day la so 0")
else:
print("Day la so duong")
else:
print("Day la so am")
Trong trường hợp này sẽ có 3 kết quả xảy ra:
#Kết quả thứ nhất :
Nhập một số: 3
Day la so duong
#Kết quả thứ hai: -7
Day la so am
#Kết quả cuối cùng: 0
Day la so khong
Trên đây là các khái niệm, cấu trúc, cách dùng, và kèm với phân tích ví dụ cụ thể của các lệnh if trong Python thông dụng nhất. Hy vọng các bạn đã nắm rõ cách sử dụng của từng câu lệnh này. Đừng quên cập nhật các bài viết mới khác của MCI tại Blog của học viện MCI nhé.
Các khóa học
- Data Engineer Track Specialized
- Combo Data Engineering Professional Hot
- Advanced AWS Cloud Data Engineer Specialized
- AWS Data Engineer for Beginners Specialized
- Combo Python Level 1 & Level 2 Bestseller
- Business Intelligence Track Hot
- Data Science Track Bestseller
- Data Analyst Professional (Data Analyst with Python Track) Bestseller
- RPA UiPath Nâng Cao: Chiến Thuật Automation Cho Chuyên Gia Specialized
- RPA UiPath cho Người Mới Bắt Đầu: Thành Thạo Automation Chỉ Trong 1 Ngày Specialized
- Business Analyst Fast Track Bestseller
- Combo Business Analyst Level 1 & Level 2 Bestseller
- Business Analyst for Beginners Bestseller
Đăng ký tư vấn khóa học
*Vui lòng nhập số điện thoại của bạn
*Vui lòng nhập họ tên của bạn
*Vui lòng chọn giới tính
*Vui lòng chọn 1 trường