Trang chủ>  Blog >  Kiến thức chuyên môn >  Cách Sử Dụng Vòng Lặp For Trong Python - MCI chia sẽ với bạn

Cách Sử Dụng Vòng Lặp For Trong Python - MCI chia sẽ với bạn


Định nghĩa về vòng lặp for trong python và cách sử dụng các cú pháp thông dụng của vòng lặp for trong python. Mọi người có thể tham khảo và học áp dụng

  919 lượt xem

Nội dung bài viết

Cách  sử dụng vòng lặp for trong python.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vòng lặp for trong Python và các dạng khác của nó, cũng như cách kết hợp các câu lệnh thông dụng thường được dùng trong vòng lặp for trong Python.

 

Cách sử dụng vòng lặp for trong python và các câu lệnh thông dụng đi kèm với hàm for

 

1. Vòng lặp for trong Python là gì

Vòng lặp (loop) là một thuật ngữ dùng để diễn tả một hành động hay một cụm hành động được lặp đi lặp lại nhiều lần.

Vòng lặp for cũng được sử dụng với chức năng tương tự như vậy, chúng ta sử dụng một cú pháp để khiến cho hành động được lặp đi lặp lại nhiều lần.

2. Vòng lặp for trong Python dùng khi nào

Vòng lặp for trong Python là kiểu vòng lặp xác định (số lần lặp lại sẽ được xác định trước khi lệnh được chạy), vì vậy vòng lặp for sẽ được dùng khi người dùng cần tạo ra các vòng lặp có giới hạn số lần lặp.

3. Các cú pháp vòng lặp for trong Python

3.1 Hàm for...in... trong Python

Vòng lặp for trong python sử dụng hàm for...in... có cú pháp như sau:

for <value> in <sequence>:

  <statements>

Vòng lặp for trong python trên sẽ thực hiện việc lặp qua từng phần tử của <sequence> và với mỗi phần tử tìm được thì các câu lệnh <statements> sẽ được thực thi.

Ví dụ sử dụng vòng lặp for để lặp qua các phần tử trong một danh sách gồm các số tự nhiên từ 1 đến 7 và hiển thị giá trị từng phần tử:

 

Bạn cũng có thể sử dụng vòng lặp for trong python với các kiểu dữ liệu sequence khác như string:

3.2 Lặp qua index của mảng trong Python

Một cách khác để tạo vòng lặp mà không cần sử dụng vòng lặp for trong python là lặp qua mỗi item bởi chỉ mục index bên trong mảng đó. Để lặp qua index của mảng, bạn sử dụng hàm len() có sẵn trong Python để cung cấp tổng số phần tử trong tuple cũng như hàm range() để cung cấp cho chúng ta dãy thực sự để lặp qua đó.

Ví dụ:

 

3.3 Hàm for...else… trong Python

Python cũng cho phép bạn sử dụng lệnh else để liên hợp với một lệnh vòng lặp for. Nếu câu lệnh else được sử dụng với vòng lặp for, thì câu lệnh else được thực thi khi vòng lặp kết thúc.

 

4. Ngắt vòng lặp for trong python bằng lệnh break

Lệnh break là một lệnh dùng để kết thúc một vòng lặp vô điều kiện.

Ví dụ:

 

Ở trên ta có thể thấy lệnh break sẽ được thực thi khi số trong vòng lặp là số nguyên tố và ngay sau đó thực hiện lệnh else. Nếu không phải số nguyên tố thì lệnh break sẽ không được thực hiện.

5. Vòng lặp for trong Python kết hợp với lệnh Continue

Lệnh continue nếu xuất hiện trong vòng lặp thì khi gặp lệnh continue, vòng lặp for trong python sẽ bỏ qua các dòng lệnh phía dưới của continue và bắt đầu một vòng lặp mới.

Ví dụ về lệnh continue:

 

Ở ví dụ trên, lệnh continue đạt điều kiện khi vòng lặp gặp được kí tự “i” trong “mcivietnam” và vòng lặp mới ngay lập tức được bắt đầu lúc đó, vì vậy lệnh print (i) sẽ không có trong vòng lặp.

6. Vòng lặp for trong Python kết hợp với lệnh Pass

Trong Python, lệnh pass là một lệnh trống. Lệnh pass sẽ không làm gì cả, nó chỉ giữ chỗ cho các hàm, vòng lặp mà bạn đã thêm vào, nhưng chưa dùng đến trong hiện tại mà để dành cho “tương lai”.

Ví dụ bạn có một vòng lặp, hoặc một hàm, nhưng chưa biết nên xây dựng nó như thế nào, chưa biết nên code sao cho tối ưu và muốn để lại làm sau. Nhưng hàm, lệnh đó không thể có một khối lệnh rỗng, trình biên dịch sẽ báo lỗi, vì thế, chỉ cần sử dụng lệnh pass để xây dựng một khối lệnh rỗng, lúc này trình biên dịch sẽ hiểu và bỏ qua cho hàm, lệnh đó của bạn.

 

 

Vậy là chúng ta đã cùng tìm hiểu những kiến thức cơ bản nhất về vòng lặp for trong python, nếu bạn có bất cứ ý kiến góp ý nào cho bài viết này hoặc mong muốn được tìm hiểu thêm về kiến thức gì, bạn có thể để lại ý kiến bình luận bên dưới để chúng tôi có thể mang đến những kiến thức hữu ích nhất cho bạn nhé.

Nếu bạn còn đang thắc mắc có thể đăng ký 1 khóa học tại trung tâm MCI để thành thục hơn. Bạn có thể điền Form dưới đây để được tư vấn chi tiết hơn

 

 

Thành Thạo Lập Trình Python
Duy Nhất Sau 1 Tháng

TRỢ GIÁ TỚI 50% HỌC PHÍ - ĐỒNG HÀNH CÙNG HỌC VIÊN VƯỢT BÃO COVID

 

 

Chương trình đào tạo: Phân tích dữ liệu, Khoa học dữ liệu, Kĩ sư dữ liệu, Lập trình ứng dụng.
Chất lượng nhất - Uy tín nhất - Nhiều học viên tin tưởng nhất
Hơn 8000 học viên ưu tú đã tốt nghiệp
Các khóa học

Đăng ký tư vấn khóa học

*Vui lòng nhập số điện thoại của bạn

*Vui lòng nhập họ tên của bạn

*Vui lòng chọn địa điểm học

*Vui lòng chọn giới tính

*Vui lòng chọn 1 trường


Các bài viết liên quan


Tại sao Power BI là công cụ không thể thiếu cho nhà phân tích dữ liệu?

Tìm hiểu lý do tại sao Power BI trở thành công cụ không thể thiếu cho nhà phân tích dữ liệu với các tính năng mạnh mẽ và lợi ích vượt trội.

So sánh Python và R: Lựa chọn công cụ phân tích dữ liệu tốt nhất năm 2024

Python và R: công cụ nào sẽ là lựa chọn tối ưu cho bạn trong năm 2024? Hãy cùng khám phá những điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng để đưa ra quyết định đúng đắn cho nhu cầu phân tích dữ liệu của bạn

So sánh PySpark và Pandas: Công cụ nào tốt hơn?

Trong kỷ nguyên dữ liệu bùng nổ, việc lựa chọn công cụ phân tích dữ liệu phù hợp đóng vai trò then chốt cho sự thành công của các doanh nghiệp. Hai ứng cử viên sáng giá trong lĩnh vực này chính là PySpark và Pandas, mỗi công cụ sở hữu những điểm mạnh và điểm yếu riêng biệt. Bài viết này sẽ so sánh chi tiết PySpark và Pandas, giúp bạn đưa ra lựa chọn sáng suốt cho nhu cầu phân tích dữ liệu của bản thân.

Các bài viết liên quan