Trang chủ>  Blog >  Kiến thức chuyên môn >  Business Intelligence Là Gì? Tại Sao Nên Chọn Business Intelligence?

Business Intelligence Là Gì? Tại Sao Nên Chọn Business Intelligence?


Đứng trước một lượng dữ liệu khổng lồ, doanh nghiệp phải làm gì để biến những thách thức đó thành cơ hội thu hút lợi nhuận? Đó là lý do mà Business Intelligence trở thành mảnh ghép tiềm năng trong doanh nghiệp. Vậy Business Intelligence là gì? Tại Sao Nên Chọn Business Intelligence? Hãy cùng MCI tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây nhé!

  468 lượt xem

Nội dung bài viết

Đứng trước một lượng dữ liệu khổng lồ, doanh nghiệp phải làm gì để biến những thách thức đó thành cơ hội thu hút lợi nhuận? Đó là lý do mà Business Intelligence trở thành mảnh ghép tiềm năng trong doanh nghiệp. Vậy Business Intelligence là gì? Tại Sao Nên Chọn Business Intelligence? Hãy cùng MCI tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây nhé!

Business Intelligence Là Gì?

BI hay Business Intelligence là công cụ hỗ trợ các doanh nghiệp kiểm soát lượng dữ liệu khổng lồ, từ đó đưa ra phân tích, quyết định nhanh chóng để cải thiện doanh thu của doanh nghiệp.  BI tập hợp và xử lý toàn bộ các dữ liệu thô thành biểu đồ, hình ảnh sinh động, dễ hiểu mang đến cho các nhà quản lý cái nhìn tổng thể về bức tranh toàn cảnh của doanh nghiệp, cung cấp các thông tin chi tiết của các mảng nghiệp vụ trong doanh nghiệp.

Business Intelligence là gì

Công nghệ BI cung cấp cho doanh nghiệp một cái nhìn toàn cảnh về hoạt động của mình từ quá khứ, hiện tại và các dự đoán tương lai. Mục đích chính của BI đó là hỗ trợ các doanh nghiệp đưa ra quyết định tốt hơn. Bởi vậy, một hệ thống BI (BI System) còn được gọi là hệ thống hỗ trợ quyết định (Decision Support System -DSS).

| Bạn đang muốn học về Business Intelligence? Đăng ký ngay Tại Đây

Hệ Thống Của Business Intelligence Gồm Những Gì?

Về cơ bản hệ thống BI được xem như là kho dữ liệu và nơi khai phá dữ liệu, bởi toàn bộ những nguồn dữ liệu trong hệ thống này được tổng hợp từ nhiều nguồn, phân tán và mang tính lịch sử. Bạn có thể xem đây là đặc trưng của kho dữ liệu, quá trình phân tích dữ liệu trong Business Intelligence không chỉ là những phân tích đơn giản mà còn liên quan đến các công nghệ trong khai phá dữ liệu, sử dụng chúng vào phân dòng, phân cụm hoặc dự báo. Chính vì vậy, hệ thống BI có mối quan hệ rất chặt chẽ với Data Warehouse và Data Mining.

 

Hệ thống của BI

 

Hệ thống Business Intelligence gồm 3 thành phần chính sau:

  • Data Warehouse: Đây là nơi lưu trữ và cất giữ hệ thống dữ liệu tổng hợp
  • Data Mining: Các kỹ thuật dùng để khai thác dữ liệu như Phân loại, phát hiện luật kết hợp, dự đoán,...
  • Business Analyst: Thuật ngữ dùng để chỉ những người có khả năng đưa ra các quyết định chiến lược đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

 >> Tìm hiểu thêm Business Analyst Là Gì?

Business Intelligence Dành Cho Ai?

Rất nhiều người được hưởng lợi từ BI, nhưng những người được hưởng lợi ích nhiều nhất gồm:

  • Ban quản trị (Executives)
  • Người ra quyết định kinh doanh (Business Decision Makers)
  • Khách hàng (Customers)
  • Phân tích viên (Analyst)

 

Business Intelligence dành cho ai

 

Không chỉ vậy, Business Intelligence nên được phổ biến hơn tại các doanh nghiệp bởi những lý do sau:

  • Hỗ trợ hầu hết các doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác nhau
  • Đặc biệt mang lại lợi ích các doanh nghiệp trong ngành hàng hóa tiêu dùng, F&B
  • Đem lại lợi ích tối đa khi được kết hợp với các ứng dụng ERP

Chi Tiết Công Việc Của Một Người Làm Business Intelligence

Một người làm Business Intelligence thường làm những công việc sau đây:

Khai Thác Dữ Liệu

Một người làm Business Intelligence sẽ thu thập và trích xuất dữ liệu thô chưa được xử lý và chuyển đổi chúng sang dữ liệu có thể sử dụng hiệu quả. Quá trình khai phá dữ liệu khá là phức tạp, bao gồm kho dữ liệu chuyên sâu cũng như các công nghệ tính toán. Việc khai thác dữ liệu không chỉ giới hạn trong trích xuất dữ liệu mà còn được sử dụng để chuyển đổi, làm sạch, tích hợp dữ liệu và phân tích mẫu.

Khai Thác Kho Dữ Liệu

Những dữ liệu sau khi được nghiên cứu, phân tích được sắp xếp và phân loại để lưu trữ vào một kho dữ liệu. Kho dữ liệu sẽ hỗ trợ những người làm BI có thể phân tích, tìm kiếm và báo cáo dữ liệu cho phòng ban khác một cách dễ dàng. Một kho dữ liệu thường gồm: nguồn dữ liệu đa dạng để có cái nhìn đa chiều, toàn diện về doanh nghiệp, tổ chức.

 

Công việc của người làm BI

Đánh Giá Dữ Liệu

Thông qua hệ thống dữ liệu đã khai thác trước đó, một người là BI sẽ thể hiện sức mạnh của mình qua việc phân tích và giải mã những tiềm ẩn bên trong những con số. Họ kết hợp giữa cái nhìn trực quan và não bộ để liên kết các nguồn dữ liệu này với mục tiêu, hiệu quả kinh doanh thực tế của doanh nghiệp, tổ chức. Từ đây họ sẽ làm việc với những phòng ban liên quan để nâng cấp, thay đổi những điều chưa phù hợp trong hoạt động kinh doanh của công ty.

Những Lợi Ích Của Business Intelligence Là Gì?

Lợi ích của Business Intelligence là giúp các doanh nghiệp kiểm soát thông tin một cách chính xác nhất, hiệu quả từ đó có thể hỗ trợ phân tích, khai thác dữ liệu, dự đoán xu hướng, hành vi của khách hàng, phát hiện khách hàng tiềm năng. Từ đó phát triển những chiếc lược kinh doanh phù hợp nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

 

Lợi ích của Business Intelligence

Chúng ta có thể nhận thấy một số lợi ích của Business Intelligence trong doanh nghiệp như: 

  • Xác định mục tiêu và hoạch định chiến lược Marketing.
  • Xây dựng chiến lược kinh doanh.
  • Sử dụng dữ liệu, thông tin một cách hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Dự đoán tương lai của doanh nghiệp.
  • Hỗ trợ công tác điều hành, tiết kiệm thời gian và chi phí trong quản trị
  • Hỗ trợ các nhà quản trị trong việc đưa ra quyết định kinh doanh một cách nhanh chóng, hiệu quả.
  • Phân tích hành vi khách hàng.
  • Hỗ trợ người dùng nội bộ trong đánh giá, cải thiện, tối ưu hóa quy trình hoạt động của tổ chức.

Những Thành Phần Chính Của Business Intelligence Là Gì?

Business Intelligence bao gồm 4 thành phần chính sau đây:

Data Sources (Nguồn dữ liệu)

Các nguồn này bao gồm từ CRM, dữ liệu từ các nền tảng quảng cáo (Facebook, Google,...), ERP, Payment gateway,... Tùy thuộc mục đích phân tích, bạn sẽ lựa chọn những nguồn phù hợp để tích hợp vào. Nguồn dữ liệu thường được phân chia làm 3 nhóm chính:

  • Dữ liệu về doanh thu
  • Dữ liệu về chi phí
  • Những dữ liệu về hành vi (hoạt động của nhân sự trong công ty, hành vi của khách hàng,...)

Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về 3 nhóm nguồn dữ liệu này nhé

Nguồn Dữ Liệu Về Doanh Thu

Nguồn chính thường vẫn là lấy từ CRM, CRM ngày nay thường ở dưới dạng web-based, nghĩa là có 1 website để bạn thao tác, đằng sau nó sẽ có 1 database. Công việc của người làm BI lúc này sẽ là ETL những dữ liệu từ database này về data warehouse của doanh nghiệp.

Nguồn Dữ Liệu Về Chi Phí

Nguồn dữ liệu về chi phí thường đến từ những platform quảng cáo như Facebook Ads, Google Ads. Để có thể lấy được dữ liệu từ các platform này, phần mềm ETL của doanh nghiệp cần phải được kết nối với API của Facebook, Google. Bạn có thể kết nối API để làm công việc đó tại: Facebook for Developers, AdWords API.

Nguồn Dữ Liệu Về Hành Vi

Nguồn dữ liệu này thường đa dạng hơn, có thể lấy từ log của CRM, CSKH, Google Analytics, Mixpanel, System Log…

 

ETL

ETL là 1 phần mềm có tác dụng Extract(Trích xuất), Transform(Biến đổi) và Load(Đẩy) dữ liệu vào Database. Có thể nói ETL chính là trái tim của Data Warehouse bởi nó đảm bảo cho các hệ thống vận hành một cách trơn tru và chính xác nhất.  ETL thường được chia ra làm 2 loại

  • Loại 1: Thường được dùng để xử lý dữ liệu nội bộ (dữ liệu từ CRM, logs ra Database thô, từ Database thô ra Database tinh). Loại ETL này chủ yếu chỉ cần kết nối với các DBMS của doanh nghiệp như: MySQL, PostgreSQL, SQL server, MongoDB,... Nhiều options để xử lý dữ liệu: SQL, Javascript, Python,...
  • Loại 2: Thường được dùng để kéo các dữ liệu từ các nguồn giao tiếp bằng API như Facebook, Google,... Loại ETL này cần yêu cầu hiểu biết sâu về API của bên cung cấp.

Database

Các hệ thống Data Warehouse thường sử dụng RDBMS (Relational Database Management System) để làm Database. Nghe có vẻ hơi xa lạ những thực tế thì nó khá là gần gũi vì chắc chắn các bạn đều biết tới MySQL (Database của Wordpress và nhiều Web framework khác). Với Data Warehouse, người ta thường có những lựa chọn khác như IBM DB2, Oracle Database, PostgreSQL hoặc sử dụng những Hybrid Storage System như Google Bigquery, Amazon Redshift,... Để dễ hình dung hơn, bạn có thể tưởng tượng nó giống như những file excel có trường dữ liệu được chia thành cột, và thay vì lưu trong máy tính của bạn thì nó sẽ được lưu trữ tại máy chủ.

Dashboards/Visualization Tools

Cái này thì vô cùng đa dạng, bao gồm:

  • Miễn phí, open source: Grafana, Metabase, Jupyter,...
  • Miễn phí, closed source: Google Data Studio
  • Có phí: Power BI, Tableau, Sisense,...

Dữ liệu sẽ đi như sau: Nguồn dữ liệu -> ETL dữ liệu -> Đẩy vào database thô -> ETL lần 2 -> Database đã xử lý -> Dashboard

Các Công Cụ Business Intelligence Phổ Biến Hiện Nay

Hiện nay, có các công cụ BI được sử dụng nhiều như: Tableau: Nền tảng phân tích cung cấp khả năng trực quan hóa dữ liệu và có thể kết hợp nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, kể cả Microsoft Azure SQL Data và Excel. Splunk: Nền tảng phân tích này có thể cung cấp các tính năng BI và phân tích dữ liệu cấp doanh nghiệp Google Data Studio: Một công cụ nằm trong hệ sinh thái của Google Analytics. ALteryx: Công cụ này có nhiều công dụng từ phân tích nhiều nguồn dữ liệu đến đơn giản hóa quy trình làm việc, cũng như cung cấp Insight về BI.

 

 

Như vậy, qua bài viết trên phần nào bạn cũng hiểu được Business Intelligence là gì cũng như tầm quan trọng của BI để có thể áp dụng vào trong công việc cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu như có bất kỳ câu hỏi nào cần giải đáp, hãy để lại dưới phần bình luận để MCI hỗ trợ bạn nhanh nhất nhé!

Chương trình đào tạo: Phân tích dữ liệu, Khoa học dữ liệu, Kĩ sư dữ liệu, Lập trình ứng dụng.
Chất lượng nhất - Uy tín nhất - Nhiều học viên tin tưởng nhất
Hơn 8000 học viên ưu tú đã tốt nghiệp
Các khóa học

Đăng ký tư vấn khóa học

*Vui lòng nhập số điện thoại của bạn

*Vui lòng nhập họ tên của bạn

*Vui lòng chọn địa điểm học

*Vui lòng chọn giới tính

*Vui lòng chọn 1 trường


Các bài viết liên quan


[MCI Careers] TỔ CHỨC THÀNH CÔNG CHƯƠNG TRÌNH “RUNG CHUÔNG VÀNG”

Ngày 21/09 vừa qua, phòng nhân sự MCI Holdings đã tổ chức thành công chương trình “Rung chuông vàng” - một sự kiện nội bộ mang tính chất giáo dục và giải trí cao, giúp các thành viên của công ty có cơ hội vừa học hỏi vừa thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng.

TOP 05 cuốn sách Phân tích dữ liệu miễn phí bạn nên đọc 2024

Phân tích dữ liệu - nghề "làm mưa làm gió" thế kỷ 21 - là mảnh đất màu mỡ để mở ra cánh cửa "gieo trồng" trí tuệ nhân tạo (AI), Internet of Things (IoT)... Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ 4.0, nơi mọi người, dù có nền tảng và trình độ nào, đều cần liên tục trau dồi và học hỏi các kỹ năng mới. Hãy cùng Học viện Đào tạo Công nghệ MCI khám phá TOP 05 cuốn sách Phân tích dữ liệu hàng đầu mà bạn nên có trong bộ sưu tập sách của mình!

THÂN GỬI CÁC BẠN HỌC VIÊN

Thân gửi các bạn học viên,  Hơn ai hết, chúng tôi hiểu rõ các bạn đang đi trên con đường khó khăn như nào. Các bạn gợi nhớ chúng tôi của ngày xưa, lăn lộn và nỗ lực từng ngày. Đúng là không có nghề nào dễ, nhưng có nghề vất vả hơn. Về tư duy, về kiến thức, về kỹ năng. Thậm chí, không phải ai cũng phù hợp.  Nghề này khó thật…

Các bài viết liên quan