Trang chủ>  Blog >  Kiến thức chuyên môn >  NHỮNG VỊ TRÍ ĐƯỢC “SĂN ĐÓN” NHIỀU NHẤT TRONG LĨNH VỰC BIG DATA

NHỮNG VỊ TRÍ ĐƯỢC “SĂN ĐÓN” NHIỀU NHẤT TRONG LĨNH VỰC BIG DATA


Data Analyst có phải là vị trị được săn đón nhiều nhất trong ngành phân tích dữ liệu? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

  300 lượt xem

Nội dung bài viết

Data Analyst có phải là vị trị được săn đón nhiều nhất trong ngành phân tích dữ liệu? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA BIG DATA

Cùng với IoT (Internet of Things), AI (Artificial Intelligence – Trí tuệ nhân tạo), Blockchain (Chuỗi khối), Big Data (Dữ liệu lớn) là một trong bốn nền tảng quan trọng của cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Big Data được hiểu là những dữ liệu khổng lồ, là nguồn tài sản thông tin có dung lượng lớn và đa dạng, có vận tốc cao, đòi hỏi các hình thức xử lý thông tin có hiệu quả về chi phí, để nâng cao việc đưa ra quyết định và tối ưu hóa quy trình. Nói cách khác, Big Data là một tệp dữ liệu khổng lồ không thể phân tích được bằng các công cụ và phần mềm thông thường.

Tầm quan trọng của dữ liệu lớn không nằm ở lượng dữ liệu mà chúng ta có, nó nằm ở việc chúng ta làm gì với những dữ liệu đó. Hầu hết các doanh nghiệp, tổ chức sẽ sử dụng nguồn dữ liệu lớn phân tích để tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi: giảm chi phí, giảm thời gian, phát triển sản phẩm mới và dịch vụ tối ưu, ra quyết định thông minh.

 

2. CÁC VỊ TRÍ PHỔ BIẾN TRONG NGÀNH PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

1. Data Analyst

Vị trí đầu tiên không thể không nhắc đến khi nói về lĩnh vực Big Data - Data Analyst. Công việc chính của các Data Analyst trong doanh nghiệp là thu thập thông tin về các chủ đề khác nhau bằng cách thiết kế và thực hiện các khảo sát quy mô lớn. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc biến những câu hỏi khảo sát thành những con số, lý giải chúng và trực quan hóa dữ liệu thành các biểu đồ và báo cáo truyền thống cũng như các định dạng kỹ thuật số.

Ở vị trí này, nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên phải có kiến thức về một số công cụ hỗ trợ việc làm như  Microsoft Excel, Python, and SQL databases. Bên cạnh đó, đừng bỏ qua những kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp tốt, kỹ năng thuyết trình tốt với khả năng truyền tải thông tin chính xác cho các bên liên quan. 

2. Data Scientist 

Theo khảo sát của New Vantage Partners gần đây cho thấy, ngày một nhiều cơ hội dành cho Data Scientist làm việc trong các tập đoàn, doanh nghiệp lớn. Là cầu nối giữ Công nghệ thông tin và Data, Data Scientist có trách nhiệm  biên dịch và tạo ra các mô hình thống kê khác nhau, từ đó đề xuất phương hướng phát triển và kế hoạch hành động phù hợp. 

Bên cạnh những kiến thức chuyên môn, Data Scientist còn phải thành thạo về các kỹ thuật khai thác dữ liệu như phân cụm, phân tích hồi quy, cây quyết định. Khác với Data Analyst, vị trí này  thường yêu cầu ứng viên có kinh nghiệm làm việc ở lĩnh vực liên quan hoặc là Data Analyst có vài năm kinh nghiệm. 

3. Data Engineer

Tiếp nối Data Analyst và Data Scientist là cái tên Data Engineer. Data Engineer là người sử dụng các thế mạnh khoa học và kỹ thuật máy tính để tổng hợp, phân tích và thao tác các tập dữ liệu lớn. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp các tác vụ phổ biến bao gồm tạo và dịch thuật toán máy tính thành mã nguyên mẫu, phát triển các quy trình kỹ thuật để cải thiện khả năng truy cập dữ liệu và thiết kế báo cáo, bảng điều khiển và công cụ cho người dùng cuối.

Cũng giống như vị trí Data Scientist, Data Engineer cũng ưu tiên các ứng viên có từ 3 đến 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Ứng viên cũng phải thành thạo một số kỹ năng bao gồm kiến thức hệ thống Linux, thiết kế cơ sở dữ liệu SQL và ngôn ngữ mã hóa như Java, Python, Kafka, Hive hoặc Storm. Kỹ năng mềm bao gồm khả năng giao tiếp bằng văn bản và bằng lời nói cũng như khả năng làm việc độc lập hay theo nhóm.

4. Security Engineer

Security Engineer là cái tên quen thuộc nếu bạn từng tìm hiểu về ngành Công nghệ thông tin. Vị trí này đóng một vai trò quan trọng trong việc lên kế hoạch và giảm thiểu rủi ro. Trách nhiệm chính của Security Engineer là thiết lập tường lửa máy tính, phát hiện và xử lý các truy cập bất thường, xác định chính xác các vấn đề bảo mật hệ thống. Họ cũng tạo và thực hiện các kế hoạch kiểm tra phần mềm, phần cứng mới hoặc được cập nhật và thiết lập các giao thức phòng thủ nhiều lớp cho các mạng lưới máy tính.

Yêu cầu chuyên môn – Bằng cử nhân về kỹ thuật, khoa học máy tính hoặc lĩnh vực liên quan được yêu cầu cho vị trí này. Cùng với đó, ứng viên cần nhiều năm kinh nghiệm làm việc có liên quan và lý tưởng nhất là khi ứng viên sở hữu các chứng chỉ chuyên ngành. Bên cạnh kiến thức về ngôn ngữ máy tính và hệ điều hành, Security Engineer cũng cần có khả năng giải quyết vấn đề, tư duy toán học và khả năng làm việc độc lập.

5. Database Manager

Thêm một vị trí phổ biến trong ngành Big Data chính là Database Manager. Database Manager là những người  được đào tạo chuyên môn, có kỹ năng cao trong quản lý dự án và đa nhiệm, có khả năng thực hiện chẩn đoán, sửa chữa các cơ sở dữ liệu tinh vi. Họ xem xét các yêu cầu về dữ liệu, đánh giá các nguồn dữ liệu để cải thiện nguồn cấp, giúp thiết kế và cài đặt phần cứng lưu trữ.

Yêu cầu chuyên môn của vị trí Database Manager phải có bằng cử nhân về công nghệ thông tin và ưu tiên những ứng viên trên 5 năm ở vị trí lãnh đạo cơ sở dữ liệu. Các ứng cử viên cho vị trí Database Manager cũng nên thành thạo các phần mềm cơ sở dữ liệu khác nhau như MySQL và Oracle.

Trên đây là một số vị trí phổ biến được ứng viên săn đón nhiều nhất khi tìm hiểu về ngành Big Data. Tuy nhiên, không phải các doanh nghiệp đều có yêu cầu giống nhau như bài chia sẻ trên. Có doanh nghiệp sẽ yêu cầu bạn thành thạo sử dụng SQL, nhưng cũng có doanh nghiệp yêu cầu bạn phải có kiến thức về Python. Vì vậy, hãy tìm hiểu kỹ JD, tìm ra keyword của JD và sử dụng trong CV của bạn. Chúc bạn thành công và tìm được công việc phù hợp. 

 

Tổng hợp và biên soạn

Chương trình đào tạo: Phân tích dữ liệu, Khoa học dữ liệu, Kĩ sư dữ liệu, Lập trình ứng dụng.
Chất lượng nhất - Uy tín nhất - Nhiều học viên tin tưởng nhất
Hơn 8000 học viên ưu tú đã tốt nghiệp
Đăng ký tư vấn khóa học

*Vui lòng nhập số điện thoại của bạn

*Vui lòng nhập họ tên của bạn

*Vui lòng chọn địa điểm học

*Vui lòng chọn giới tính

*Vui lòng chọn 1 trường


Các bài viết liên quan


Phân biệt các vị trí Data Analyst, Data Engineer và Data Scientist

Dữ liệu đã trở thành một phần không thể thiếu trong xã hội hiện đại, và khi nhắc đến lĩnh vực này, chắc hẳn bạn đã được nghe rất nhiều về 3 vị trí phổ biến: Data Analyst, Data Engineer và Data Scientist. Chuyên viên phân tích dữ liệu (Data Analyst), Kỹ sư dữ liệu (Data Engineer) hay Nhà khoa học dữ liệu (Data Scientist), họ là ai? Bạn sẽ phù hợp với vị trí nào? Hãy cùng MCI Việt Nam tìm hiểu về từng vị trí này nhé!

Marketing Analytics - Dữ liệu và Tiếp thị Kỹ thuật số

Marketing Analytics - Dữ liệu và Tiếp thị Kỹ thuật số đang ngày càng trở thành một phần quan trọng của chiến lược truyền thông và tiếp cận khách hàng hiện đại. Việc sử dụng dữ liệu thông minh trong chiến dịch truyền thông và tiếp thị có thể giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chiến lược của mình, nâng cao hiệu quả và tăng cường tương tác với khách hàng. Marketing Analytics cho phép đo lường, quản lý và phân tích dữ liệu hiệu quả. Vậy cách để phân tích chúng là gì? Cùng MCI Việt Nam tìm hiểu ngay.

Dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo (AI): Tăng cường Đo lường và Hiệu suất Kinh doanh

Trong thời đại số hóa hiện nay, trí tuệ nhân tạo (AI) đã nổi lên như một trong những xu hướng hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ. Khả năng của AI trong việc xử lý dữ liệu và học từ trải nghiệm thực tế đang thúc đẩy sự tiến bộ của phân tích dữ liệu hiện đại. Sự phát triển của AI mang ý nghĩa quan trọng đối với các chuyên gia phân tích dữ liệu, bởi vì nó không chỉ đưa ra các công cụ và kỹ thuật mới mà còn thay đổi bản chất của phân tích dữ liệu. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn khám phá mối liên hệ giữa dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI) - cầu nối tăng cường hiệu suất kinh doanh.

Các bài viết liên quan