Trang chủ>  Blog >  Kiến thức chuyên môn >  Các dạng Toán Tử Trong Python quan trọng mà bạn cần nắm

Các dạng Toán Tử Trong Python quan trọng mà bạn cần nắm


Toán tử trong python cũng tương tự như toán tử chúng ta thường gặp trong toán học phổ thông hoặc các ngôn ngữ lập trình khác nếu bạn có kiến thức về lập trình.

  2,820 lượt xem

Nội dung bài viết

Toán tử trong python cũng tương tự như toán tử chúng ta thường gặp trong toán học phổ thông hoặc các ngôn ngữ lập trình khác nếu bạn có kiến thức về lập trình. Để giúp bạn dễ hình dung hơn, MCI lấy ra một biểu thức 1 + 1 = 2, trong đó dấu + chính là toán tử còn 1 là các số hạng trong một biểu thức và 2 là kết quả của biểu thức đó Trong bài viết này, MCI sẽ cùng các bạn tìm hiểu về các loại toán tử trong python và cách thức tính toán của chúng như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu ngay thôi!

 

Dạng Toán tử số học - Arithmetic Operators.

Đầu tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu về toán tử số học vì chúng gần gũi với tất cả chúng ta nhất

Toán tử số học trong python bao gồm 7 dạng như sau

 

Toán tử Công năng Ví dụ
“ + ” Cộng các giá trị trong biểu thức để cho ra kết quả 2 + 2 = 4
“ - ” Trừ các giá trị trong biểu thức để cho ra kết quả 2 – 2 = 0
“ * ” Nhân các giá trị trong biểu thức để cho ra kết quả 2 * 2 = 4
“ / ” Chia các giá trị trong biểu thức để cho ra kết quả 2 / 2 = 1
“ % ” Chia các giá trị trong biểu thức lấy phần dư 5 % 3 = 2
“ ** ” Toán tử mũ 2 ** 2 = 4
“ // ” Chia các giá trị trong biểu thức cho ra kết quả làm tròn xuống 2 / 3 = 0 3 / 2 = 1

 

Dạng Toán tử Quan hệ - Comparison (Relational) Operators

 

Toán tử quan hệ hay còn gọi là toán tử so sánh dùng để so sánh các giá trị với nhau

 

Toán tử quan hệ trong python sẽ cho ra kết quả là True nếu đúng hoặc False nếu sai.

 

Loại toán tử trong python này thường gặp trong các hàm điều kiện if else

 

Trong python, toán tử quan hệ bao gồm 6 dạng như sau:

 

Toán tử Công năng Ví dụ
“ == ” So sánh các đối số có bằng nhau không 5 == 5 => True 4 == 5 => False
“ != ” So sánh các đối số có khác nhau không 4 != 5 => True 4 != 4 => False
“ < ” Toán tử nhỏ hơn trong biểu thức 4 < 5 => True 4 < 3 => False
“ > ” Toán tử lớn hơn trong biểu thức 4 > 5 => False 4 > 3 => True
“ <= ” Toán tử nhỏ hơn hoặc bằng trong biểu thức 4 <= 5 => True 4 <= 3 => False
“ >= ” Toán tử lớn hơn hoặc bằng trong biểu thức 4 >= 5 => False 4 >= 3 => True

Dạng Toán tử gán - Assignment Operators

 

Toán tử gán là toán tử trong python dùng để gán giá trị cho một đối tượng

 

Toán tử gán trong python bao gồm 8 toán tử sau đây:

 

Toán tử Công năng Ví dụ
“ = ” Toán tử gán giá trị bằng cho một đối tượng A = 5 => lúc này A có giá trị bằng 5
“ += ” Toàn tử này cộng thêm giá trị ban đầu của đối tượng và gán kết quả cho chính đối tượng đó A += B tương đương với A = A + B
“ -= ” Toàn tử này trừ đi giá trị ban đầu của đối tượng và gán kết quả cho chính đối tượng đó A -= B tương đương với A = A – B
“ *= ” Toàn tử này nhân giá trị ban đầu của đối tượng và gán kết quả cho chính đối tượng đó A *= B tương đương với A = A * B
“ /= ” Toàn tử này chia giá trị ban đầu của đối tượng và gán kết quả cho chính đối tượng đó A /= B tương đương với A = A / B
“ %= ” Toàn tử này chia hết giá trị ban đầu của đối tượng và gán kết quả cho chính đối tượng đó A %= B tương đương với A = A % B
“ **= ” Toàn tử này lũy thừa giá trị ban đầu của đối tượng và gán kết quả cho chính đối tượng đó A **= B tương đương với A = A ** B
“ //= ” Toàn tử này chia làm tròn giá trị ban đầu của đối tượng và gán kết quả cho chính đối tượng đó A //= B tương đương với A = A // B

Dạng Toán tử logic - Logical Operators

 

Toán tử logic trong Python gồm 3 dạng chính sau:

 

Toán tử Mô tả Ví dụ
“ and ” Nếu cả 2 biểu thức trước và sau “and” đều là đúng thì kết quả là true. Trái lại một trong 2 hoặc cả 2 biểu thức sai thì kết quả là false 5 > 4 and  6 > 5 => True
“ or ” Nếu 1 trong 2 biểu thức trước và sau “or” là đúng thì kết quả là true. 5 > 4 or 6 < 2 => True
“ not ” Dùng để đảo lộn logic của biểu thức Not(2>9) => True

 

Dạng Toán tử bitwise - Bitwise Operators

 

Toán tử trong python này thực hiện theo các bit dữ liệu tức là chúng sẽ quy đổi các giá trị thông thường sang dạng dữ liệu hệ nhị phân chỉ chứa 0 và 1

 

Toán tử bitwise trong Python bao gồm 6 dạng sau đây:

 

Toán tử Ví dụ
“ & ” (c&d)= 10 (00001010)
“ | ” (c|d)= 50 (0000110010)
“ ^ ” (c^d)= 20 (000010100)
“ ~ ” (-c) = -5 (-0000101)
“ << ” C<<C = 21451
“ >> ” C>>C = 0

Dạng Toán Tử khai thác - Membership Operators

 

Toán tử khái thác là toán tử trong python thương được dùng kiểm tra một số có nằm trong một tập hợp số đã được xác định trước đó không

 

Toán tử python này sẽ bao gồm 2 dạng sau:

 

Ta sẽ có ví dụ sau: C = 4; D=[1,2,3,4,5]

 

Toán tử Công dụng Ví dụ
“ in ” Nếu 1 số nằm trong tập hợp số đã xác định kết quả sẽ trả về True C in D => True
“ notin ” Nếu 1 số không nằm trong tập hợp số đã xác định kết quả sẽ trả về True C notin D => False

 

Dạng Toán tử định danh - Indentity Operators

 

Toán tử định danh có tác dụng xác thực sự bằng nhau của 2 giá trị cho trước

 

Toán tử này trong python bao gồm 2 dạng chính sau:

 

Ví dụ: C = 1 và D = 2

 

Toán tử Công dụng Ví dụ
“ is ” Nếu 2 đối số tương đương nhau sẽ trả về kết quả là True C is D => False
“ not is” Nếu 2 đối số không tương đương nhau sẽ trả về kết quả là True C not is D => True

 

Thứ tự ưu tiên  dạng toán tử trong python

Thông thường, các toán tử sẽ có mức độ ưu tiên thực thi khác nhau. Toán tử trong python cũng vậy, bảng sau sẽ cho các bạn thứ tự ưu tiên thực thi trong một biểu thức của từng toán tử:

 

Toán tử Tên
“ ** ” Toán tử mũ
“~ + - ” Phần bù, phép cộng và trừ
“* / % // ” Phép nhân, chia, lấy phần dư và phép chia làm tròn
“+ - ” Phép cộng và trừ
“ >> << ” Dịch bit phải và trái
“ & ” Phép và
“ ^ | ” Phép xor và or
“<= < > >= ” Các toán tử so sánh
“<> == != ” Các toán tử so sánh bằng
“ = %= /= //= -= += *= **= ” Các toán tử gán
“ is is not ” Các toán tử định danh
“ in not in ” Các toán tử khai thác
“ not or and ” Các toán tử logic
Chương trình đào tạo: Phân tích dữ liệu, Khoa học dữ liệu, Kĩ sư dữ liệu, Lập trình ứng dụng.
Chất lượng nhất - Uy tín nhất - Nhiều học viên tin tưởng nhất
Hơn 8000 học viên ưu tú đã tốt nghiệp
Các khóa học

Đăng ký tư vấn khóa học

*Vui lòng nhập số điện thoại của bạn

*Vui lòng nhập họ tên của bạn

*Vui lòng chọn địa điểm học

*Vui lòng chọn giới tính

*Vui lòng chọn 1 trường


Các bài viết liên quan


Tại sao Power BI là công cụ không thể thiếu cho nhà phân tích dữ liệu?

Tìm hiểu lý do tại sao Power BI trở thành công cụ không thể thiếu cho nhà phân tích dữ liệu với các tính năng mạnh mẽ và lợi ích vượt trội.

So sánh Python và R: Lựa chọn công cụ phân tích dữ liệu tốt nhất năm 2024

Python và R: công cụ nào sẽ là lựa chọn tối ưu cho bạn trong năm 2024? Hãy cùng khám phá những điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng để đưa ra quyết định đúng đắn cho nhu cầu phân tích dữ liệu của bạn

So sánh PySpark và Pandas: Công cụ nào tốt hơn?

Trong kỷ nguyên dữ liệu bùng nổ, việc lựa chọn công cụ phân tích dữ liệu phù hợp đóng vai trò then chốt cho sự thành công của các doanh nghiệp. Hai ứng cử viên sáng giá trong lĩnh vực này chính là PySpark và Pandas, mỗi công cụ sở hữu những điểm mạnh và điểm yếu riêng biệt. Bài viết này sẽ so sánh chi tiết PySpark và Pandas, giúp bạn đưa ra lựa chọn sáng suốt cho nhu cầu phân tích dữ liệu của bản thân.

Các bài viết liên quan